Cách xử trí khi bị bỏng lửa, dầu ăn và nước sôi

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khi bị bỏng lửa, dầu ăn và nước sôi bạn hãy nhớ thực hiện ngay các mẹo nhỏ dưới đây.

Cách sơ cứu bệnh nhân bị bỏng

1. Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy…).

2. Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.

3. Nếu là bỏng do nước sôi, không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do bị thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất… và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.

4. Không bôi nước mắm, vôi, kem đánh răng… lên vết bỏng vì có thể làm nhiễm trùng.

5. Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.

me
Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy…).

Phân loại các cấp độ bỏng

Cấp độ 1: Bỏng bề mặt

Đây là cấp độ nhẹ nhất, khi bị bỏng thường có dấu hiệu da bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng sau một vài hôm vết thương sẽ lành và không để lại sẹo.

Cấp độ 2: Bỏng một phần da.

me
Ở cấp độ này lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị tổn thương. 

Ở cấp độ này lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị tổn thương. Vết bỏng sẽ lành lại và không để lại sẹo sau 1- 4 ngày nếu không bị nhiễm trùng. Ngược lại, nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, lớp da dưới bị phá hủy sẽ làm cho vết bỏng nặng hơn, chuyển thành bỏng ở cấp độ 3.

Cấp độ 3: Bỏng độ III

Vết bỏng ở cấp độ này ở mức cực kì nghiêm trọng. Toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Vết bỏng thay vì có màu đỏ nó đã chuyển sang tái nhợt hoặc xám lại, khô cứng. Ở mức độ bỏng này cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu để tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Lưu ý:

-  Không được dùng nước đá để làm mát vết bỏng.

-  Không được sờ mó vào vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.

Sơ cứu khi bị bỏng không khó, tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Do vậy, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả để có cách xử trí hợp lí và đúng đắn.

Cách khử mùi tanh của cá trong nhà bếp và trong tủ lạnh
Cách khử mùi tanh của cá trong nhà bếp và trong tủ lạnh
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mùi cá tanh ám vào trong tủ lạnh và các đồ dùng trong nhà bếp rất khó biến mất nếu chỉ lau bằng nước sạch.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link