Những điều nên biết trong ngày Tết hàn thực

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hôm nay, 3/3 (âm lịch) là ngày Tết hàn thực, ngoài việc làm những đĩa bánh thơm ngon, chúng ta cũng nên biết một số điều về ngày lễ này.

1. Kiêng lửa

Ngày nay dịp Tết Hàn Thực 3/3 chỉ còn là một dịp lễ thông thường nhưng thời xa xưa, trong ngày này, nhà nhà phải chuẩn bị sẵn thức ăn nguội chứ không được đốt lửa nấu thức ăn nóng.

Nguyên do bắt nguồn từ câu chuyện giữa Tấn Văn Công và viên thuộc hạ tên là Giới Tử Thôi. Vì vô tình thiêu đốt chết thuộc hạ tốt, và để tưởng nhớ cái chết của ông, Tấn Văn Công ra lệnh hàng năm đến ngày 3/3 (ngày Giới Tử Thôi chết), thiên hạ không được đốt lửa hay hun khói. Từ đó mà thành ra ngày Tết Hàn Thực (nghĩa là ăn đồ nguội).

điều nên biết về ngày bánh trôi bánh chay

Ngày Tết hàn thực, người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên.

Tác giả Tân Việt trong sách 100 điều cần biết về phong tục Việt Nam nói rằng: “Theo tục lệ cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi, một hiền sĩ có công phò Tấn Văn Công, bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Cũng như ngày mồng 5 tháng 5 tết Đoan Dương cũng xuất xứ từ bên Trung Quốc làm giỗ ông Khuất Nguyên bị chết trôi ở song Mịch La… Dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình, chẳng nhắc gì tới ông Giới Tử Thôi hay Khuất Nguyên nữa”.

2. Cúng gia tiên bằng bánh trôi, bánh chay

người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.

Tết Hàn thực của người Việt không liên hệ tới Giới Tử Thôi mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết hàn thực thế nào cho đúng?

Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn Thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 hoặc 3 bát bánh trôi cùng 5 hoặc 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.

Nói về con số bát bánh trôi và bánh chay phải là 5 hoặc 3 bởi vì cha ông ta quan niệm số lẻ là số tâm linh. Người ta thắp hương cũng thường thắp 1 nén hoặc 3 nén, 5 nén chứ ít khi thắp số chẵn.

Ngoài bánh trôi và bánh chay, các gia đình cũng có thể mua thêm hoa quả và các thứ bánh trái khác tùy tâm. Sau khi bày lễ lên ban thờ, các gia đình thường thắp hương và khấn gia tiên theo Bài cúng Tết Hàn Thực được lưu truyền từ xưa đến nay.

Cách làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc đặc biệt cho Tết Hàn Thực
Cách làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc đặc biệt cho Tết Hàn Thực
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Từ xa xưa, cứ đến dịp ngày 3/3 âm lịch, người Việt lại nô nức chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay để cúng ông bà tổ tiên.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link