Những lưu ý phải biết khi ăn dứa để không gây hại sức khỏe

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Quả dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn, bạn sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.

Quả dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ....ăn dứa không đúng cách, ăn dứa quá nhiều dẫn đến dị ứng với biểu hiện sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…  Khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Không ăn dứa lúc đói

 Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

lưu ý khi ăn dứa

Ăn dứa khi đói gây nôn nao, khó chịu…

Ngâm dứa nước muối trước khi ăn

Sau khi gọt vỏ dứa, cắt thành từng miếng nhỏ mang ngâm nước muối nhạt. Thời gian ngâm dứa khoảng 10 phút.

Mục đích:

+ Khi ngâm nước muối, men phân giải protein sẽ bị ức chế khiến chúng ta không bị rát lưỡi.

+ Nước muối giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi khiến cho dứa thơm, ngọt hơn.

Xử lý khi bị ngộ độc dứa

Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 - 3 giờ.

Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ quả dứa 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).

Để phòng say dứa, ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và phải ăn ngay.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn