1 loại thuốc có thể dùng, 4 loại 'cấm tuyệt đối' sau khi tiêm vắc xin Covid-19: Biết để an toàn

( PHUNUTODAY ) - Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, có một số lưu ý về việc dùng thuốc mà ai cũng nên biết.

Do tình hình dịch bệnh căng thẳng nêu Nhà nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 trên diện rộng, mục tiêu là đạt miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ gặp một vài phản ứng phụ, đồng thời người tiêm cũng cần nắm rõ một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra sau tiêm.

Ngoài ra, về việc sử dụng thuốc sau tiêm cũng có một số lưu ý nhất định.

Những loại thuốc nào được dùng sau khi tiêm vắc xin Covid-19?

Bộ Y tế cho biết, sau khi tiêm vắc xin nhiều người có thể bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, ngứa, sưng… Đây là những phản ứng bình thường và sẽ thuyên giảm, khỏi hẳn sau vài ngày mà không để lại di chứng.

Trả lời câu hỏi sau tiêm được dùng thuốc gì, Ths.BS Trần Thanh Sơn (BV Nguyễn Tri Phương, TP. HCM) cho biết: Nếu thân nhiệt từ 38,5°C trở lên thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Việc dùng thuốc hạ sốt nhằm điều trị triệu chứng, giúp cơ thể hạ nhiệt, giảm mệt mỏi, khó chịu, tránh bị mất nước, mất điện giải. Do đó, không ảnh hưởng tới quá trình sinh miễn dịch, không làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý rằng: liều dùng của thành phần Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 4-6 tiếng. Nếu bạn dùng Hapacol 650 để hạ sốt thì khoảng cách giữa 2 lần uống phải lớn hơn 4 giờ và không được uống quá 6 viên/ngày.

Còn Ths. BS Nguyễn Hiền Minh (Đơn vị Tiêm ngừa BV ĐH Y dược TP. HCM) cho hay: Để giảm đau, hạ sốt sau tiêm ngừa, mọi người có thể dùng Paracetamol, Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol...

Bên cạnh đó, người dân cũng có thể sử dụng thêm viên sủi chứa vitamin và điện giải như: Upsa C 1g, Berocca, Re-Energize. Những loại này giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn. Với những thuốc này, bạn uống 1 viên/ngày sau ăn sáng hoặc trưa.

Những loại thuốc không được dùng sau khi tiêm vắc xin

Cũng theo BS. Minh, sau khi tiêm vắc xin, người dân cần lưu ý. Không được phép sử dụng thuốc linh tinh, nhất là các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi lên chỗ tiêm bị sưng đau. Đây là sai lầm cơ bản nhưng rất thường thấy ở người Việt.

Bên cạnh đó, không được dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm. Bởi nó có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin.

Trường hợp người được tiêm chủng vắc xin mà đang dùng toa thuốc điều trị bệnh lý mãn tính thì không được tự ý ngừng hay thay đổi thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét toa thuốc để điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân.

Bác sĩ Minh lưu ý rằng phụ nữ đang mang thai sau khi tiêm vắc xin Covid-19 không nên sử dụng Ibuprofen, còn bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được bác sĩ tư vấn nếu định uống thuốc này.

Với một số người có triệu chứng dị ứng ở da như ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vắc xin Covid-19, nếu loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc uống nhóm anti-histamin.

Muốn giảm các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn sau tiêm vắc xin Covid-19, bạn có thể uống bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải như Upsa C 1g, Berocca, Re-Energize bằng cách uống 1 viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc ăn trưa.

Bởi, hiện nay vẫn chưa có đấy đủ nghiên cứu về việc phối hợp vắc xin Covid-19 và các vắc xin khác. Do đó, WHO khuyến cáo: nếu bạn không thể thay đổi lịch tiêm thì nên tiêm vắc xin ở vị trí khác vị trí tiêm vắc xin Covid-19. Chẳng hạn như là cánh tay khác hoặc là đùi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) khuyến cáo người dân nên ăn, uống, sinh hoạt trước và sau khi tiêm vắc xin:

+ Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

+ Bổ sung đầy đủ nước trước và sau khi tiêm do sau tiêm cơ thể dễ bị sốt dẫn tới mất nước.

+ Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi.

+ Nên ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo… và chia nhỏ thành nhiều bữa để tránh bị chán ăn.

+ Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.

+ Không được để bụng đói trước khi tiêm vì dễ khiến bạn bị chóng mặt, ngất xỉu, nhất là nếu bạn thuộc tuýp người sợ kim tiêm.

+ Không uống rượu, bia trước và sau tiêm vì có thể ức chế miễn dịch gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ bị biến chứng, gây khó khăn cho bạn lẫn bác sĩ trong việc phân biệt phản ứng của rượu bia và vắc xin.

+ Không uống đồ uống chứa caffeine trước khi tiêm vì sẽ ảnh hưởng tới kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

+ Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa vì sẽ làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể.

Tác giả: Thạch Thảo