1 tuần ăn bao nhiêu gói mì tôm thì không hại sức khỏe?
Mì tôm (còn gọi là mì ăn liền) là loại thực phẩm chế biến sẵn, giá rẻ được nhiều người yêu thích. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định tần suất tối thiểu và tối đa của việc tiêu thụ loại thực phẩm này. Trung bình một gói mì tôm có thể cung cấp khoảng 400kcal, tức là 1/6 nhu cầu năng lượng hàng ngày của một người. Tuy nhiên, với mì tôm, hệ tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn trong việc xử lý loại thực phẩm này.
Ngoài ra, ăn mì tôm thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu chất xơ, gây ra tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể giải độc kém hơn bình thường, dẫn tới khó chịu cho cơ thể.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn sức khỏe, mỗi người chỉ nên dùng mì tôm 1-2 lần/tuần.
Một số lưu ý khi ăn mì tôm để không hại sức khỏe
Trụng mì trước khi nấu
Thay vì cho nước sôi vào mì tôm và chờ trong vài phút là thưởng thức luôn, bạn nên trụng vắt mì trong nước sôi rồi bỏ nước đầu đi. Cách này giúp sợi mì dai, giòn hơn đồng thời loại bỏ bớt các chất béo có trong sợi mì.
Ăn mì tôm với rau củ, thịt, trứng...
Mì tôm rất ít chất xơ, protein và khoáng chất. Nếu ăn mì tôm thường xuyên và không bổ sung các loại thực phẩm khác, bạn sẽ thiếu nhiều chất dinh dưỡng chất thiết. Do đó, nên kết hợp mì tôm với các loại rau củ, trứng, thịt để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Không nên sử dụng hết gói gia vị có sẵn
Sợi mì tôm có chứa một lượng muối nhất định để giữ cho sợi mì giòn và đậm đà. Do đó, khi chế biến mì tôm, bạn chỉ nên cho một phần của gói gia vị, không nên sử dụng toàn bộ gói gia vị có sẵn vì sẽ gây thừa muối.
Trong gói gia vị, ngoài muối thì còn có một lượng bột ngọt giúp tăng vị ngọt của nước dùng.
Hạn chế húp nước mì
Phần nước mì chứa kha khá dầu ăn và muối. Nếu không muốn tích mỡ, thừa muối, bạn nên hạn chế húp phần nước mì.
Ăn nhiều trái cây sau khi ăn mì tôm
Ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước sau khi ăn mì tôm sẽ giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp giải nhiệt, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, hạn chế hiện tượng nóng trong người, nổi mụn, béo bụng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
5 dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh nguy hiểm: Ai không có thật đáng chúc mừng
-
5 thói quen khi nấu ăn làm tăng nguy cơ bị K, cái số 3 nhiều người mắc phải nhất
-
6 loại rau củ giúp đẩy lùi nguy cơ gan nhiễm mỡ, ăn nhiều dưỡng gan khỏe mạnh
-
5 loại rau có khả năng gây K nhất, nhiều người không biết vẫn vô tư mua về ăn
-
Sau 9 giờ tối đừng dại làm 5 việc khiến nội tạng tổn thương, cơ thể nhanh già