1. Không đọc kĩ nhãn dán
Ngày nay, nhiều loại thực phẩm đóng gói luôn ghi nội dung tốt cho sức khoẻ ở mặt trước của bao bì nhằm đánh lừa người mua rằng nó thật sự hữu ích và lành mạnh. Nhưng nếu bạn lật mặt sau của bao bì ra và đọc kĩ thành phần trên đó, bạn sẽ thấy hầu hết những lời quảng cáo này không được bất kì đơn vị y tế nào chứng nhận. Chưa kể trong các thành phần có chứa đường thường được nguỵ trang bằng những từ như: fruco, gluco…
Tốt nhất bạn nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng của từng sản phẩm định mua ở mặt sau hoặc mặt dưới của bao bì, cũng đừng quên xem trọng lượng, kích cỡ của thực phẩm.
2. Đặt mục tiêu giảm cân xa vời
Bạn không thể có được thân hình như người mẫu Victoria's Secret chỉ sau một tháng tập luyện. Hãy cân đối thể trạng và đặt ra những mục tiêu ngắn hạn hợp lý, thay đổi theo từng giai đoạn. Việc này sẽ giúp bạn có thêm động lực để giảm cân.
3. Cân thường xuyên
Việc nhìn cân nặng thường xuyên không làm cản trở quá trình giảm cân nhưng sẽ gây cho bạn rất nhiều nỗi thất vọng. Bạn nên nhớ rằng giảm cân thành công đòi hỏi quá trình lâu dài. Số lượng cân nặng cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều lí do khác nhau hằng ngày như: sự dao động tự nhiên trong chu kì kinh nguyệt, do quần áo mặc trên người hay do sự đào thải tự nhiên của cơ thể.
Nên đừng vui mừng vì hôm nay mình xuống được 1 lạng nhưng hôm sau lại tăng 2 lạng. Tốt nhất bạn nên cân theo 2 tuần 1 lần, bởi việc cân mỗi ngày chỉ làm bạn thấy áp lực, chán nản và càng ăn nhiều hơn.
4. Không ngủ đủ giấc
Mới nghe có vẻ việc thiếu ngủ và giảm cân không có liên quan gì đến nhau, nhưng sự thật có thể khiến bạn ngỡ ngàng đấy. Bởi khi ngủ không đủ giấc sẽ làm mật độ leptin (một hooc-mon được tạo ra chủ yếu bởi các tế bào mỡ giúp điều chỉnh cân bằng năng lượng bằng cách ức chế đói) giảm xuống trong khi ghrelin (hooc-mon khiến bạn cảm thấy đói) tăng lên. Kết quả, bạn sẽ càng muốn ăn nhiều hơn mỗi khi thiếu ngủ, như vậy cân nặng của bạn cũng sẽ tăng theo.
Bên cạnh đó, việc thiếu ngủ làm bạn thèm ăn những thực phẩm giàu chất béo và carbs. Thay vào đó, hãy bảo đảm rằng bạn ngủ đủ giấc. Người lớn cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày, nếu bạn cảm thấy khó ngủ hãy uống một ly sữa nóng, nghe nhạc nhẹ hay bật đèn mờ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
5. Ăn kiêng quá hà khắc
Chế độ ăn kiêng quá hà khắc sẽ khiến bạn mệt mỏi, dễ dẫn đến kiệt sức, suy giảm các chức năng trong cơ thể. Khi mới bắt đầu, bạn nên chuyển đổi các thực phẩm kém lành mạnh sang các loại rau củ quả rồi cắt giảm dần hàm lượng calories nạp vào khi cơ thể đã quen với chế độ ăn mới.
6. Bỏ bữa
Có lẽ sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường làm khi giảm cân là bỏ bữa sáng hoặc tối. Mọi người cho rằng bằng cách này bạn sẽ giảm được một lượng calo đáng kể vào cơ thể. Tuy nhiên việc bỏ bữa không những làm chậm quá trình trao đổi chất mà còn làm tăng khả năng ăn vặt hay ăn nhiều hơn vào cuối ngày.
Thay vào đó hãy đảm bảo rằng bạn ăn đầy đủ một bữa sáng giàu dinh dưỡng, vì nó sẽ ngăn chặn việc bạn ăn quá nhiều các bữa sau. Bữa sáng hoàn hảo nên kết hợp các carbs tốt kết hợp với chất xơ, protein như: bột yến mạch, trứng, sữa chua Hy Lạp, trái cây...
7. Chọn thực phẩm chế biến ít chất béo và không có chất béo
Thức ăn ít chất béo và không chứa mỡ thường được quảng cáo là sự lựa chọn lành mạnh cho người giảm cân và rất nhiều người đã tin vào điều này. Nhưng họ lại không biết là những thức ăn này thường có chứa đường và các chất phụ gia khác để cải thiện hương vị như: sữa chua uống không chứa chất béo có thể chứa nhiều đường như sô cô la, vậy thì còn lạnh mạnh không?
Tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến, cả những sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp. Còn nếu bạn muốn mua những thực phẩm ít béo hay không có chất béo, đảm bảo đọc kĩ nhãn dán trên sản phẩm xem nó có chứa đường hay các chất phụ gia khác không nhé.
8. Không cung cấp đủ protein cho cơ thể
Protein là yếu tố quan trọng trong việc đốt cháy chất béo, giúp bảo vệ và phát triển cơ bắp. Đây cũng là nguồn năng lượng tuyệt vời giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hạn chế tình trạng ăn vặt. Thật sai lầm nếu bạn bỏ qua protein hoặc không ăn đủ lượng protein cần thiết trong quá trình giảm mỡ bụng.
Hãy ưu tiên các nguồn cung cấp protein lành mạnh như ức gà, cá hồi, trứng, sữa và đậu nành. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi tránh những món ăn nhẹ có hàm lượng carbohydrate cao, hãy thử thay thế chúng bằng một số loại thức uống giàu đạm như sữa, trứng.
9. Bị stress trong suốt quá trình giảm cân
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng stress có thể là nguyên nhân chính khiến bạn không giảm được 1gr mỡ bụng nào dù đã nỗ lực hết mình. Stress có thể kích thích cơ thể sản sinh ra cortisol, hormone thuộc loại steroid. Khi đó, bạn sẽ khó có thể chống lại cảm giác thèm ăn các thực phẩm có đường vì nó sẽ ngay lập tức cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Trong một khoảng thời gian dài, lượng cortisol cao có thể khiến lớp mỡ bụng của bạn dày thêm. Hãy tìm mọi cách giải tỏa stress nếu không muốn nó đưa hành trình lấy lại vòng eo thon gọn của bạn trở về vạch xuất phát.
10. Tập luyện quá nhiều
Bạn cần phải cân bằng giữa tập thể dục và nghỉ ngơi. Tập luyện quá nhiều có thể gây phản tác dụng, làm chậm quá trình chuyển hóa mỡ thừa của cơ thể. Ngoài ra, không thư giãn sau khi luyện tập có thể làm gia tăng lượng hormone cortisol steroid trong cơ thể.
Đây là lí do khiến lượng mỡ bụng của bạn tăng không kiểm soát. Do đó, hãy tạo điều kiện cho cơ thể được nghỉ ngơi để phục hồi chấn thương cũng như khởi động lại cho lần tập luyện sau đạt hiệu quả cao hơn.
Tác giả: Bảo Trâm
-
8 thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần
-
10 dấu hiệu lão hóa, phụ nữ phải đối diện khi ngoài 30
-
Đau đớn khi nhìn chồng “ôm ấp” người con gái khác trong chính căn phòng của mình
-
Chẩn đoán bệnh qua những biểu hiện đau " bất thường" của vùng kín.
-
Nghệ thuật nhắn tin khiến chàng mê mệt dù không gặp mặt