Hôi chân là một loại bệnh làm cho rất nhiều người khó chịu vì nó, nó làm khó chịu không những cho người mắc phải mà nó còn làm khó chịu cho cả những người xung quanh. Đây là hiện tượng do tuyến mồ hôi bài tiết quá nhiều làm cho chân chúng ta bị ẩm ướt, tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mùi hôi khó chịu. Người nào bị hôi chân thường cảm thấy mất tự tin khi hoạt động và tạo mùi khó chịu cho người bên cạnh.
Dưới đây là cách khử mùi hôi chân và giày dép hiệu quả xin chia sẻ cho các bạn.
Để chân đi giày kín không bốc mùi, bạn không nhất thiết phải thay giày bằng xăng đan. Những biện pháp dưới đây có thể giúp bạn.
1. Baking Soda
Cho bột baking soda (còn gọi là thuốc muối, hoặc nếu không có thì mua bột nở, bán ở hiệu thuốc) vào trong một gói giấy rồi nhét vào giầy hoặc rắc một ít bột này vào trong giày và cứ để qua đêm. Sáng ra, nhớ đổ bột đi.
Hoặc hòa baking soda vào nước ấm (4 muỗng với 1 lít nước) để ngâm bàn chân 15-20 phút mỗi tối trong suốt một tuần.
2. Mẹo trị hôi chân trực tiếp
Dùng nước ấm + 1 ít muối hạt + Gừng giã nhỏ và ngâm chân vào đó khoảng 30′. Làm việc này hằng ngày trước khi ngủ sẽ giúp bạn trị hôi chân tận gốc và nó còn giúp bạn có 1 giấc ngủ ngon, thoải mái, dễ chịu.
Sử dụng một củ cải trắng, làm sạch cắt lát đun sôi với 1 lít nước và 1 chút muối. Để nguội rồi ngâm chân vào khoảng 30′ hằng ngày sẽ cũng giúp bạn trị mùi hôi chân một cách hiệu quả.
Lá chè xanh vò nát đun sôi với nước, pha thêm 1 chút nước lạnh sau đó ngâm chân vào sẽ có tác dụng bài trừ độc tố trong cơ thể, vừa trị được mùi hôi của chân.
Lá sung vò nát đun sôi với nước. Ngày ngâm chân vào nước đó khoảng 2-3 lần/ngày. Ngâm trong vòng 4-5 ngày sẽ có tác dụng.
Dùng 5 củ tỏi giã nát, hòa vào nước ấm. Ngâm chân từ 2-3 lần/tuần sẽ có tác dụng khử mùi hôi chân hiệu quả rất tốt.
Dùng chanh tười thoa vào chân, để khoảng 15′ sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện hằng ngày sẽ giúp chân khô ráo và hết hôi.
3. Cách khử mùi ở giày dép giảm hôi chân
Dùng xăng hoặc cồn đổ vào trong đôi giày, dép, đổ đến khi nào không ngấm được nữa thì thôi. Sau đó đem ra phơi khô rồi đi chúng. Khi đó sẽ không ra được mồ hôi và sẽ không còn mùi hôi nữa.
Dùng rượu đổ vào đôi giày bị hôi, lập tức mùi hôi sẽ biến mất.
Dùng phèn chua hoặc ít vôi, bọc miếng vải đút vào trong giầy. Khoảng nửa ngày mùi hôi trong giầy sẽ hết.
Dùng băng ngiến giã nhỏ rắc vào trong giày dép sẽ khử được mùi hôi.
4. Borax (Hàn the)
Hòa nửa cốc hàn the, nửa cốc giấm trong 2 cốc nước, rồi xịt dung dịch này vào phía trong giày. Chờ giầy khô mới đi. Hoặc bạn có thể rắc bột hàn the vào trong giày trước khi đi.
5. Tinh dầu
Có nhiều loại tinh dầu như dầu bạch đàn, đinh hương, cây trà, oải hương… có thể giúp bạn khử mùi của giày. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu vào một tờ giấy, đặt tờ giấy vào trong giày và để qua đêm.
Hoặc cho vài giọt tinh dầu vào trong nước ấm, ngâm chân 15 đến 20 phút, lặp lại hai lần mỗi ngày trong một vài ngày.
6. Túi lọc trà đen
Bạn có thể đun sôi hai túi trà đen với ba chén nước nóng, sau đó pha thêm với nửa xô nước lã. Ngâm chân từ 15 đến 20 phút. Làm hàng ngày trong khoảng một tuần. Bã của túi lọc trà thì cho vào giày và để đó qua vài giờ. Nhớ lau sạch nước trà rơi vãi trên giày.
7. Các miếng giấy thấm khô (dryer sheet)
Trước khi xỏ chân vào giày, nhớ đặt miếng giấy lót vào trước. Miếng giấy rất mỏng và nhẹ nên bạn vẫn rất thoải mái, cảm giác như không hề có nó. Hãy cho giấy vào thùng rác ngay sau mỗi lần sử dụng.
8. Cồn
Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, cồn còn giúp loại trừ bụi bẩn. Hãy cho một lượng cồn vừa đủ vào trong giày. Ngoài ra, lấy bông thấm cồn để lau mặt ngoài của giày. Đặt đôi giày chứa cồn ở nơi thoáng khí để cồn tiêu diệt hết vi khuẩn.
9. Đi tất
Điều cần lưu ý là tất (vớ) luôn được giặt sạch và khô trước khi đi vào chân. Nên giặt sau một ngày sử dụng, và không nên dùng một đôi liên tục sau nhiều ngày. Nên chọn tất chất liệu cotton, thấm mồ hôi.
Nếu bạn đi tất bẩn, tất nhiều nylon khiến mồ hôi ở chân không thoát được thì tất lại phản tác dụng, làm mùi hôi của chân nặng nề hơn.
10. Phấn rôm hoặc phấn thơm em bé
Rắc phấn vào bàn chân hoặc giày trước khi xỏ chân vào giày. Trong quá trình đi giày, thỉnh thoảng xức thêm phấn nếu phát hiện chân bắt đầu có mồ hôi. Nhớ đừng rắc quá nhiều.
11. Rửa chân sạch sẽ
Trước khi cho chân vào giày, bạn cần đảm bảo chân phải sạch và khô. Sau khi cởi giày ra, nhớ rửa kỹ chân với xà bông và nước đồng thời cũng làm khô giày. Việc này càng được thực hiện càng thường xuyên càng tốt.
Không bao giờ xỏ chân vào giày hay tất ẩm.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Mẹo để đồ trong nhà bếp chật, tiết kiệm diện tích cho nhà nhỏ (P.2)
-
Cách làm nem chua rán ngon như ngoài hàng cho gia đình ăn ngày Tết
-
Mẹo tẩy vết keo dán 502 dính trên tay cực nhanh, an toàn
-
Lời chúc giáng sinh độc lạ và đặc biệt nhất ai nhận 1 lần nhớ mãi cả đời
-
Mẹo trồng hoa dạ yến thảo bằng cành mùa Tết