Mẹo trồng hoa dạ yến thảo bằng cành mùa Tết

06:00, Thứ bảy 24/12/2016

( PHUNUTODAY ) - Dạ yến thảo là một loại hoa treo tường rất phổ biến vì màu sắc đẹp và dễ chăm sóc. Nhân giống bằng cành là một trong hai kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo, cách làm này rất đơn giản và tiết kiệm thời gian.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành mùa Tết

Nhân giống hoa dạ yến thảo bằng cành là một trong những kỹ thuật trồng hoa rất đơn giản nhưng vẫn mang lại những chậu hoa đẹp mắt và có sức sống mạnh mẽ.

Phương pháp giâm cành có rất nhiều ưu điểm như: giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ, thời gian nhân giống nhanh và có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu, tuy nhiên kỹ thuật trồng hoa này cũng đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm, đồng thời có các loại chất kích thích phù hợp mới đảm bảo được cành giâm ra rễ và sinh trưởng.

ky-thuat-trong-hoa-da-yen-thao-0212_4

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành mùa Tết 

1. Chuẩn bị trước khi trồng hoa dạ yến thảo

Hạt giống hoa dạ yến thảo: Đây là khâu quan trọng đầu tiên cần quan tâm, bởi vì chọn được hạt giống hoa tốt thì sẽ cho cây phát triển tốt, hoa đẹp, rực rỡ. Bạn có thể chọn hạt dạ yến thảo đơn (hoa có 1 cánh), dạ yên thảo kép (hoa có nhiều cánh), hoặc hoa đơn sắc, đa sắc tùy sở thích. Cách thức trồng và chăm sóc các loại này là như nhau.

– Đất trồng: là loại đất tơi, xốp, thoát nước tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng, hoặc chọn giả thể là hỗn hợp đất phù sa, trùn quế tỉ lệ 1:1.

– Tưới nước: Do hạt giống hoa rất bé, bạn nên dùng bình tưới phun sương, tưới nhè nhẹ hạt sẽ không bị vùi mất.

– Ánh sáng và nhiệt độ: Trong thời gian ươm hạt đặt bầu ươm nơi bóng giâm, thoáng mát

2. Cách chăm sóc

Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô (Có thể dung mái che nếu cần thiết tạo bóng râm).

Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày. Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.

Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.

Khoảng 2-3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất. Nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.

Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.

Ky-thuat-trong-hoa-da-yen-thao-don-gian-dep-me-hon-1

Nhân giống hoa dạ yến thảo bằng cành là một trong những kỹ thuật trồng hoa rất đơn giản 

- Một vài lưu ý đối với hoa dạ yến thảo

Khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ sung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho hoa nhiều vì cây được trẻ hóa.

Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.

Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ xung thêm phân giàu đạm.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Hang Dinh