3 cách để "tu tâm dưỡng tính" tạo nghiệp lành trọn đời hưởng phúc

( PHUNUTODAY ) - Muốn sống đời thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc, không tự làm khổ mình và không gây khổ cho người, chúng ta phải biết tu tâm, hay tu tâm dưỡng tánh.

Tu tâm là cách để con người ta tĩnh tâm trước mọi đau khổ, mọi bộn bề của cuộc sống. 

Tu tâm là việc có thể tự làm ở ngay tại nhà, ngay trong từng việc nhỏ hàng ngày, ở bất kì nơi đâu. Ở nhà biết kính trên nhường dưới, hòa nhã, yêu thương, ra đường biết bênh yếu chống mạnh, bảo vệ lẽ phải, chấp hành pháp luật cũng là tu tâm.

Muốn dẹp bỏ dần tâm tham lam, chúng ta nên giữ gìn giới luật, tu tập hạnh bố thí, tập sống cần kiệm, tri túc. Biết thế nào là đủ, cuộc sống của chúng ta sẽ bớt nhiều sự đau khổ do tâm tham lam chi phối.

Tu tâm là cách để con người ta tĩnh tâm trước mọi đau khổ, mọi bộn bề của cuộc sống. (Ảnh minh họa)

3 điều sau rất có ích cho việc dưỡng tâm lại đơn giản, nên học theo:

  • Thở chậm và điều hòa. Nếu có thể mỉm cười, dù bằng mắt hay chỉ nghĩ đến niềm vui trong lòng tức là để tâm hài hòa với mọi sự và mọi vật xung quanh.
  • Buông nhẹ hai vai, thả lỏng thân thể cho mọi phiền muộn, những điều không may mắn chạy xuống chân, ra khỏi thân thể và tan biến vào lòng đất.
  • Ðể một cái lọ thủy tinh ở chỗ dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần đi ra hay đi vào nhìn thấy lọ thủy tinh thì nhớ nhắc mình bỏ những đồng tiền xu, tiền cắc vào đó và tâm niệm: “Tôi đóng góp số tiền này để có thể giúp đỡ những trẻ mồ côi, người già yếu hay những ai kém may mắn, vất vả, thiếu thốn trên đường đời...”.

Học và làm theo được những điều này, ắt hẳn chúng ta có thể dần dần tu tâm dưỡng tính, thay đổi, gột rửa tâm hồn, đạt đến hoàn thiện phần “lý” để trở thành một người tu tại gia chân chính.

Nét đẹp của người tu tại gia là cuộc sống chân thật hồn nhiên, một nhân cách trong sạch và một tâm Bồ Tát tại gia vô chấp vô phân biệt, vượt qua được hình tướng xuất gia, nhưng vẫn có thể thành tựu đạo nghiệp.

Người "tu tại gia" có thể đem lại cho mình, cho những người thân sống chung quanh sự bình yên tuyệt đối trong tâm hồn, sự thoải mái vô cùng qua cung cách cư xử trong từng cử chỉ, lời nói, việc làm cũng như ý nghĩ.

Tác giả: Dương Ngọc