1. Người lười biếng
Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành từng nói: "Tất cả những chiến thắng đều không đáng phục so với việc chiến thắng bản thân mình. Một người đàn ông nghèo không đáng sợ bằng cách anh ta chọn cách nghèo ổn định".
Sự lười biếng có thể hủy hoại một con người, khiến cuộc sống của họ ngày càng xấu đi. Lười biếng cũng sẽ mài mòn dần tinh thần chiến đấu với khó khăn của mỗi người, ngăn bước họ đến thành công.
Một người đàn ông không có lý tưởng, không có kế hoạch cho cuộc đời mình thường lười biếng và nghèo khó. Đây là lý do khiến họ không thể đạt được bất kể thành tựu gì trong cuộc sống.
2. Những người không chịu thay đổi
15 năm trước, ai sở hữu trong tay một chiếc điện thoại Nokia, Sony Ericsson, người đó đích thị là một dân chơi “sừng sỏ”, “đẳng cấp”.
15 năm trước, mỗi lần soạn tin nhắn, chúng ta phải cân nhắc rất lâu, bởi chỉ cần hơn nhau một ký tự, ta cũng có thể phải trả giá gấp đôi số tiền cho một tin nhắn.
15 năm trước, Internet chưa phủ mọi ngóc ngách như bây giờ, gọi điện, nhắn tin vừa tốn tiền, lại không thấy mặt nhau, nên chúng ta ai nấy đều ra sức kiếm cho mình một tụ điểm để anh em sum họp, chuyện trò rôm rả.
Bộ phim 15 năm trước thuộc thể loại phim viễn tưởng, đến nay những tình tiết trong đó đã trở thành những điều phổ cập trong đời sống sinh hoạt.
Thế giới thay đổi rất nhanh, nếu chúng ta không chịu thay đổi chúng ta sẽ bị đào thải. Tất cả những món đồ chúng ta thấy là sành điệu, đẳng cấp, hợp gu bây giờ, rất có thể ngày mai đã bị gán cho những thuật ngữ khắt khe như lỗi mốt, thảm họa…
Con người chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Nếu “ngoan cố” không chịu thay đổi mà cứ giữ khư khư giữ mãi, chẳng cần đến 15 năm, bạn sẽ nhanh chóng thấy mình trở nên cổ lỗ, lạc lõng với xã hội, rồi bị đào thải...
3. Người dễ dàng bỏ cuộc
Thành công cần có sự cam kết và kiên trì. Nếu luôn từ bỏ các dự án để tìm kiếm điều tốt nhất tiếp theo, bạn đang tự tạo cho mình sự thất vọng.
Những người không thành công cũng thường chần chừ, hay trì hoãn và lãng phí thời gian khi làm việc nào đó. Câu nói thường xuyên của họ là "Điều đó không thể/rất khó thực hiện được".
4. Người không chịu học hỏi
Bạn tôi ở công ty cũ làm nhân viên bán hàng. Anh chỉ cần làm hết phần việc của mình là có thể về nhà. Anh đi muộn về sớm, ở nhà rảnh rỗi thì lôi điện tử, cày những tựa game kinh điển, độc quyền trên PS.
Có thể gói gọn cuộc đời anh trong một chữ: Nhàn. Anh làm công việc của mình liên tục trong 9 năm và thấy rất ổn. Chỉ đến khi có vợ, có con, gồng gánh các khoản chi phí về nhà cửa như tiền điện, tiền nước… anh mới thấy thu nhập hiện tại của mình không đủ, và cân nhắc một công việc mới.
Tính tới tính lui, anh mới phát hiện hoá ra mình không có quá nhiều lựa chọn. Những công việc với mức lương tốt hơn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn, anh không làm được. Còn những công việc anh có khả năng làm, thì mức lương lại không tốt bằng công việc hiện tại, hoặc có nhỉnh hơn nhưng lại ưu tiên cơ hội cho những nhân viên trẻ.
Bây giờ mỗi lần đụng tới chuyện công việc, anh lại thở dài hối hận những tháng năm tuổi trẻ của mình. Anh than ngắn thở dài, xuýt xoa vì khoảng thời gian bỏ phí.
5. Người làng nhàng
Người làng nhàng là những người không gây ấn tượng được về năng lực của họ, hay nói cách khác, vì những người này quá “bình thường”. Các sếp luôn mong chờ một người có những khả năng nổi trội, và ít khi để tâm đến những người không gây được sự chú ý đặc biệt nào trong suốt thời gian làm việc.
Chỉ cần 1 điểm nổi bật đặc biệt, bạn có sẽ mở ra cho bạn vô số những cơ hội mà những người khác ngày đêm mơ về. Hơn nhau ở 1 kỹ năng, nhưng đoạn đường bạn bước được chắc chắn sẽ vượt xa những người không sở hữu kĩ năng ấy. Trau dồi bản thân, biến mình thành một “Special One”, bạn sẽ có ưu thế vượt trội trên đường đời.
Đừng để mình trở thành người làng nhàng mãi không tiến về phía trước được, hãy tìm ra thế mạnh của bản thân và biển nó thành một điều đặc biệt...
6. Người không biết cách giao tiếp
Bạn tôi kể, ban lãnh đạo sau khi xét thấy anh không có khả năng làm việc nhóm, đã quyết định sa thải anh. Anh đã tìm một vài công việc mới, nhưng tất cả đều không suôn sẻ, nguyên nhân không phải do anh thiếu năng lực chuyên môn, mà do anh không biết cách nói chuyện để giải quyết vấn đề với đồng nghiệp.
Bạn có thể rất giỏi, nhưng nếu bạn không biết cách cư xử, giao tiếp với những người bạn làm việc cùng, bạn sẽ không bao giờ có thể làm tốt công việc của mình được.
Những người không biết cách mở rộng mạng lưới quan hệ của mình sẽ không thể thích ứng kịp thời với sự biến chuyển của thời đại và nhanh chóng bị đào thải khỏi xã hội.