1. Để con học hỏi từ sai lầm của mình
Thay vì bảo bọc con quá mức, cha mẹ nên dạy con đối mắt với sai lầm, tìm cách khắc phục hậu quả, và rút ra bài học kinh nghiệm để lần sau không tài phạm. Đôi khi chỉ trích, răn dạy sẽ làm trẻ thêm phần hoảng loạn, không thể thấu hiểu cặn kẽ, thậm chí còn sinh lòng oán hận. Ví dụ: Nêu con cần làm hoàn thành bài tập ngày mai, nhưng quá khuya rồi. Thay vì ép con thức thâu đêm suốt sáng, hãy để con nhận điểm kém, nghiêm khắc với con. Từ đó con sẽ có ý thức, tự giác sắp xếp thời gian khoa học.
2. Tìm nguyên nhân cho hành vi xấu của trẻ
Nhiều trẻ thường nổi giận, cáu kỉnh vô cớ. Cha mẹ nên nhớ, không phải vì con tính khí thất thường, mà luôn mang theo "những nỗi khổ tâm riêng". Thế nên, thay vì quát mắng, hãy tìm cách lắm nghe con. Dù cho đó là những nguyên nhân rất nhỏ nhặt, trẻ con, thậm chí ích kỷ vì muốn có được thứ mình thích. Chỉ như vậy, bạn mới có thể tháo gỡ, và uốn nắn nhân cách của con kịp thời.
3. Hãy nhớ rằng sự tốt bụng là một phép màu
"Thương cho roi cho vọt" là cần thiết, nhưng cha mẹ hãy biết yêu thương và gần gũi con. Hãy biết lắng nghe, gần gũi, trở thành "bạn thân" để con không bao giờ cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Khi con sai lầm, có thể quát mắng nhưng phải biết giới hạn. Đừng bao giờ dùng ngôn ngữ chợ búa, hay những hình phạt thậm tệ. Con sẽ trở nên khép lòng với bạn, thậm chí đã sai càng thêm sai.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Bí quyết đơn giản giúp nem rán không bị mềm oặt, vỡ nát, lại giòm rụm, chồng con thích mê ly
-
Nhúng gà luộc vào nồi nước này 3 phút, đảm bảo thịt gà sẽ giòn chắc lại thơm ngon gấp đôi
-
Mẹ bầu ăn hành tây thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện dại gì không thử
-
Cho trẻ ăn dặm sớm là dại: Sai lầm kinh điển khiến cho bé chậm lớn, còi xương nhưng nhiều mẹ mắc phải
-
Thúy Nga đăng ảnh hội ngộ nhóm bạn thân, Cát Tường gây chú ý vì hở bạo