Bà bầu ăn hồng được những lợi ích gì?
Quả hồng (bao gồm hồng giòn, hồng chín) có vị ngọt đặc trưng, được nhiều người ưa thích. Loại quả này chứa nhiều chất xơ hòa toan, vitamin A, vitamin C, các khoáng chất như mangan, đồng, kali...
Ngoài ra, quả hồng còn chứa nhiều chất catechins và polyphenolic. Chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, chống nhiễm trùng.
Không những thế, đây là loại quả giàu canxi và phốt pho, hai chất quan trọng giúp hệ xương thai nhi phát triển chắc khỏe. Những chất này còn hỗ trợ hệ thần kinh thai nhi hoạt động trơn tru.
Những lưu ý đối với ba bầu khi ăn hồng
Không ăn hồng lúc đói
Quả hồng chứa nhiều pectin và tanin. Nếu ăn hồng khi đói, hai chất này kết hợp với axit trong dạ dày tạo thành kết tủa, có thể lưu lại trong dạ dày thành sỏi, gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Bà bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng
Hồng là loại quả chứa lượng đường cao, lại là đường dễ hấp thụ. Do đó, loại quả này không phù hợp với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Không ăn hồng cùng một số thực phẩm giàu protein
Những thực phẩm giàu protein như tôm, cua, cá… đều không thích hợp ăn kèm với hồng.
Tanin trong hồng kết hợp với protein trong thực phẩm khác dễ tạo thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Không ăn hồng với khoai lang
Ăn hồng cùng với thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang sẽ gây kết tủa khó tiêu. Kết tủa này không được đào thải ra ngoài cơ thể sẽ gây sỏi trong dạ dày.
Khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, khi ăn cùng với hồng sẽ gây kết tủa gây khó tiêu, lại khó đào thải ra ngoài, dễ gây sỏi trong dạ dày.
Không nên ăn quá nhiều hồng
Hồng chứa chất tanin gây ức chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể do đó bà bầu không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là những người có thể chất thiếu máu.
Bà bầu có vấn đề tiêu hóa không nên ăn hồng
Nếu bị tiêu chảy, chức năng dạ dày kém, ốm nghén nặng, bà bầu không nên ăn quả hồng để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.