Nhà triết học Rousseau từng nói: "Ba phương pháp giáo dục vô dụng nhất trên đời là: lý trí, mất bình tĩnh và kiểm soát". Vì vậy, nếu thực sự yêu con, các bậc phụ huynh nhất định phải chấp nhận và dạy con bằng những phương pháp thích hợp nhất.
1. Cha mẹ hông bao bọc con quá mức
Trong mắt các bậc cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ cho dù chúng bao nhiêu tuổi. Vì vậy họ luôn lo lắng về việc con mình sẽ bị bắt nạt hoặc gặp khó khăn khi ở bên ngoài.
Từ khi sinh ra con, cha mẹ đã quen với việc cho con ăn. Nhưng nếu trẻ đã lên 3 mà cha mẹ vẫn cho con ăn và chọn từng bộ quần áo thì trẻ sẽ hình thành tính phụ thuộc và không biết tự lập. Khi lớn hơn, chúng sẽ thiếu đi các kỹ năng sống cơ bản và không có chính kiến của bản thân.
Nếu cha mẹ quá bảo vệ con cái và làm thay mọi việc, lâu dần sẽ nuôi dạy con cái thành những "em bé khổng lồ". Khi đó những đứa trẻ lớn lên không những không đánh giá cao công sức của cha mẹ mà thậm chí còn đổ lỗi vì đã tước đoạt quyền độc lập của mình.
Bên cạnh đó, trẻ sẽ thiếu khả năng tự lập. Khi bước ra ngoài xã hội, những đứa trẻ sẽ phải một mình đối mặt với mọi thứ.
Vì vậy, nếu cha me thực sự hiểu và yêu con thì nên để trẻ tự tìm tòi, thử thách và trưởng thành.
2. Cha mẹ kìm chế nổi giận và quát mắng con
Trong suốt quá trình nuôi dạy con trẻ, nhiều bậc cha mẹ đã mất kiên nhẫn và mất bình tĩnh với con cái, dễ nổi cơn thịnh nộ và quát mắng trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, khi rơi vào tình huống này chúng sẽ bị hoảng sợ, lâu dần ảnh hưởng đến sự tự tin.
Điều này dễ thấy ở cha mẹ của các bé độ tuổi 6-7 đang trong giai đoạn phát triển thói quen học tập. Bước vào cấp bậc tiểu học, trẻ buộc làm bài tập, dễ chán nản và dễ phụ thuộc vào cha mẹ.
Sau nhiều lần bảo ban nhẹ nhàng, các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy bất lực, sinh cáu gắt và nạt nộ trẻ.
Thực tế, khi cha mẹ la mắng, mất bình tĩnh như vậy, trẻ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tính khí sau này hình thành theo hướng xấu đi, dễ nổi cáu và nóng nảy.
Nếu phụ huynh có thể cùng con hình thành trước một số quy tắc kiềm chế cảm xúc của bản thân thì sẽ giúp giảm bớt gánh nặng và giúp trẻ làm chủ được chính mình. Điều này giúp EQ của trẻ nhỏ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
3. Cha mẹ không can thiệp quá nhiều vào lựa chọn của con
Cha mẹ luôn muốn những điều tuyệt vời nhất cho con cái của mình. Đây trở thành lời biện minh cho việc can thiệp vào chuyện của con cái, thỏa mãn "ham muốn kiểm soát" của chính họ.
Một số cha mẹ thích quan tâm đến mọi việc từ sở thích đến những mối quan hệ bạn bè của con cái. Họ luôn muốn mình phải là người kiểm soát tất cả mọi thứ thuộc về con.
Tuy nhiên, khi sống trong môi trường như vậy, những đứa trẻ sẽ dễ trở nên thụ động, không có chính kiến của bản thân.
Không thể phủ nhận, đứng từ góc độ của cha mẹ, bất cứ ai cũng muốn con mình thành đạt và không mắc phải sai làm. Cha mẹ là những người trưởng thành và trải qua nhiều sự việc trong cuộc đời, do đó có thể lường trước được một số trường hợp.
Nhưng những biện pháp tiêu cực của cha mẹ như cấm đoán, ép buộc sẽ khiến trẻ trở nên dè dặt, run sợ, mất khả năng tư duy độc lập và sống tự lập.
Từ khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, cha mẹ nên bắt đầu để con cái hình thành những suy nghĩ tự chủ, để con tự quyết định một số việc trong khả năng của mình. Có như vậy, khi lớn lên trẻ sẽ quyết đoán và tự giác hơn. Sau này khi rời xa cha mẹ và bước ra xã hội, chúng sẽ có trách nhiệm và chính kiến của riêng mình.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Nuôi con của người xưa: “3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh” có đúng không?
-
Trẻ học giỏi top đầu đều xuất thân từ 4 kiểu gia đình này
-
Trau dồi cho con 3 khả năng này trước 6 tuổi quan trọng hơn là kiến thức
-
5 điều cha mẹ giáo dục con trẻ trong "độ tuổi nổi loạn"
-
Cha mẹ đừng lo lắng, nếu trẻ có 4 hành vi bất thường này trước 6 tuổi, đây là dấu hiệu của IQ cao