3 khoản chi tiêu giúp người nghèo sớm có khoản dư đáng kể

( PHUNUTODAY ) - Kể cả khi tình hình tài chính của bạn tệ đến như thế nào, phải chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm ra sao, vẫn có những khoản bạn nhất định phải rót tiền. Bởi lẽ càng chi mạnh tay cho những khoản này, cơ hội đổi đời, thoát khỏi tình trạng túng thiếu của bạn càng cao.

Đầu tư cho các mối quan hệ

Càng túng thiếu, người ta càng có suy nghĩ muốn khép kín bản thân lẫn các mối quan hệ xã hội vì sợ tốn kém, lãng phí và chịu thiệt trong tiền bạc. Song, ở thời điểm hiện tại không ai có thể thành công một mình nếu không có các mối quan hệ tốt.

Đầu tư cho các mối quan hệ không có nghĩa bạn phải vung tiền mua bạn mà chỉ cần biết có qua có lại, tử tế và hòa nhã với mọi người. Khi một ai đó giúp đỡ bạn, hãy mời họ một bữa cơm, mua một món quà phù hợp. Tham gia những buổi hội họp, vui chơi cùng những người xung quanh có thể khiến bạn tốn kém tiền bạc nhưng cũng song song với cơ hội được giao lưu, làm quen thêm nhiều người mới.

Khi bạn quen biết càng nhiều người, vòng tròn kết nối của bạn sẽ ngày càng rộng hơn, bạn sẽ nhận được ngày càng nhiều thông tin, học hỏi thêm nhiều kiến thức. Những thứ này cuối cùng sẽ trở thành tài nguyên và là phần thưởng không làm bạn thất vọng.

Đầu tư cho bản thân

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao có những người cùng tuổi với nhau, có người làm ngày làm đêm vẫn không đủ sống. Có người mỗi ngày chỉ cần làm việc vài tiếng, nhàn tênh mà lại kiếm tiền dư dả, mua được nhà - xe chưa?

Sự khác biệt đó đến từ giá trị của mỗi cá nhân. Thứ giá trị này được xem xét dựa trên kiến thức, kỹ năng mềm, khả năng tư duy và kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Thế nên, muốn thoát khỏi cảnh thiếu trước hụt sau, thứ quan trọng và then chốt cần được đầu tư chính là bản thân bạn. Đầu tư ở đây là chi tiền cho kiến thức, kỹ năng chứ không phải vẻ ngoài hào nhoáng hay thể diện hão huyền.

Dù hoàn cảnh hiện tại của bạn thế nào, bạn đang đứng ở đâu, hãy tiếp tục học những kỹ năng mới, nâng cao trình độ và chi tiền cho những thứ làm tăng giá trị bản thân bạn. Đừng ngại ngần chi mạnh tiền cho để học hỏi, nâng cấp bản thân. Một khóa học ngoại ngữ tiền triệu hay cuốn sách vài trăm có thể đem lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhiều hơn bạn nghĩ.

Những điều này sẽ không có kết quả ngay và là một hành trình tốn kém. Song, phải có lượng kiến thức nhất định, có sở trường riêng thì khi cơ hội đến, bạn mới nắm giữ và tận dụng để đổi đời được.

Đặt ra mục tiêu tiết kiệm

Khi tiết kiệm tài chính, bạn nên đặt ra mục tiêu cụ thể. Ví dụ như, tiết kiệm cho dự định kinh doanh lớn/nhỏ; tiết kiệm để trả nợ, tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp.

Nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng khi tiết kiệm tiền thì kế hoạch sẽ khó được thực hiện liên tục, thậm chí mất động lực tiết kiệm khi có sự cố nào đó xảy ra.

Tác giả: Mộc