Ngủ ngay sau bữa ăn
“Căng cơ bụng, chùng cơ mắt” nên việc sau khi ăn buồn ngủ là điều dễ hiểu. Thế nhưng không nên ngủ ngay sau bữa ăn vì nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và cản trở lợi ích của giấc ngủ đối với cơ thể. Tốt nhất bạn nên đi dạo sau bữa ăn hoặc vận động nhẹ nhàng để dạ dày có thời gian tiêu hóa.
Ăn no sau đó ngủ khiến dạ dày phình to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối với khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Việc nằm xuống cũng khiến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng không được tối ưu, do cản trở dòng dịch axit trong dạ dày chảy. Thậm chí, dòng axit trào ngược qua dạ dày đến thực quản và các bộ phận nhạy cảm của hệ tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng, cảm giác đau rát ở ngực hoặc cổ họng.
Các nghiên cứu cho thấy, ngủ ngay sau khi ăn làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch châu Âu chỉ ra, so với những người đi ngủ trong vòng một giờ sau bữa tối, những người đợi từ 60 - 70 phút ít bị đột quỵ hơn 66%. Những người đợi từ 70 - 120 phút, có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 76%.
Do đó, tốt nhất là nên ngủ sau khi ăn khoảng 1-2 giờ đồng hồ.
Ngủ muộn
Thói quen ngủ muộn rất dễ phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học, gây tổn hại cơ thể nếu có thói quen này. Thậm chí, bạn sẽ thấy càng ngủ nhiều thì càng mệt mỏi, thậm chí còn chóng mặt, hoa mắt, da dẻ kém tươi...
Theo nghiên cứu, ngủ muộn làm suy giảm trí nhớ, suy giảm hệ miễn dịch, gây ra lão hóa nhanh chóng, ảnh hưởng nặng nề đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo như tiêu hóa, tim mạch, đái tháo đường...
Đảo lộn giờ ngủ - thức
Việc ngủ ngược ngày và đêm đi trái ngược với đồng hồ sinh học của cơ thể con người, do đó rất có hại. Cách ngủ này sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết sắc tố melanin và gây rối loạn nội tiết nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu rối loạn nhịp sinh học có thể gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Những người làm ca đêm dễ bị suy giảm chức năng miễn dịch, dẫn đến phát sinh một loạt bệnh mãn tính, thậm chí ung thư. Các nghiên cứu cũng cho thấy, sự rối loạn nhịp sinh học có thể dẫn đến một số hậu quả tiêu cực như rối loạn giấc ngủ, làm mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, cản trở các đồng hồ gen liên quan đến các bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng... Sự rối loạn này gây ra các bệnh béo phì, tiểu đường, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tim mạch, các vấn đề sinh sản và rối loạn cảm xúc theo mùa...
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Mang tất khi đi ngủ để giữ ấm tuyệt đối phải tránh 3 điều này
-
Các cụ dặn cấm sai: 'Đầu giường để 3 thứ, không tai họa cũng nợ nần chồng chất', đó là 3 thứ gì?
-
Đêm nào cũng tỉnh giấc đúng khung giờ này ngầm cảnh báo gan suy yếu, cần theo dõi để tránh biến chứng
-
5 loại nước uống buổi tối vừa giúp bạn ngủ ngon, vừa giảm cân hiệu quả
-
Bật mí cách làm nước hoa xịt phòng cho bà bầu cực thơm, dễ chịu