Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc uống nước đầy đủ có vai trò quan trọng và cần thiết nhằm làm giảm mức đường huyết trong cơ thể và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hơn nữa, khi glucose và đường huyết tăng cao trong cơ thể, nó có xu hướng hút nước từ các mô và khiến bạn bị mất nước. Việc uống nước sẽ làm dịu cơn khát hiệu quả.
Tuy nhiên, thời điểm uống nước cũng rất quan trọng. Đâu là thời điểm uống nước tốt nhất, và loại nước nào cần tránh để đường không bị tăng vọt?
Thời điểm vàng bệnh nhân tiểu đường nên uống nước để hạ đường huyết
Với người tiểu đường, thời điểm vàng để uống nước đó là buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi nước có thể giúp cho việc đào thải độc tố tích tụ trong máu được hiệu quả hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, giúp thúc đẩy khả năng tiết insulin của tuyến tụy.
Ngoài ra, việc uống nước trước khi ngủ còn giúp người bệnh tiểu đường phòng tránh ngứa da, nhiễm trùng da. Do buổi tối là lúc da khô nhất, cộng thêm việc lượng đường và glucose tăng cao trong cơ thể khiến da mất nước nên càng gây ngứa ngáy, bong chóc. Uống nước trước khi ngủ sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da và phòng ngừa các nhiễm trùng da.
Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý không nên uống nước quá sát giờ đi ngủ. Nên uống trước khi ngủ ít nhất 30 phút. Đồng thời nên tránh sử dụng nước soda, nước trái cây, đồ uống có cồn vào buổi tối vì sẽ gây tăng đường huyết nhanh.
3 loại nước có thể kích thích đường huyết tăng cao quá mức, người bị tiểu đường nên tránh
Nước soda
Soda là loại nước đầu tiên mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh vì chúng có chứa rất nhiều đường. Trung bình 1 lon soda đã chứa tới 40g carbohydrate và 150 calo, có thể làm tăng đường huyết nhanh sau khi uống. Hơn nữa, chúng còn gây tăng cân mất kiểm soát và gây sâu răng.
Nước trái cây
Để ổn định lượng đường trong máu của mình, bệnh nhân tiểu đường nên chọn sinh tố rau để bổ sung chất xơ và chất dinh dưỡng thay vì chọn nước ép hoa quả.
Bởi những chai nước ép nho, nước cam, nước chanh, nước dưa hấu đóng chai thường được bổ sung chất tạo ngọt để gia tăng hương vị. Việc lạm dụng nước hoa quả có thể gây tích tụ quá nhiều glucose và fructose, không có lợi cho việc ổn định đường huyết trong cơ thể.
Nếu bạn thèm nước trái cây, bạn có thể sử dụng loại nước ép 100% từ trái cây tự nhiên và không thêm đường. Nếu đường huyết của bạn đang tăng cao thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Đồ uống có cồn
Uống rượu trong thời gian dài làm tê liệt mô não và ảnh hưởng đến sức khoẻ của phổi, gan, thậm chí chức năng lọc của thận sẽ bị cản trở. Từ đó có thể khiến cho khả năng bị tăng đường huyết cao hơn. Một nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng, nam giới sử dụng đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường typ 2, phụ nữ uống nhiều rượu vang đỏ sẽ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Món ăn chữa dứt chứng trào ngược dạ dày, ngăn ngừa K thực quản, rất rẻ tiền lại dễ làm
-
F0 ở nhà chán ăn, không ăn được thịt cá, cơm vẫn có thứ thay thế được: BS nói cách hay và rất dễ
-
Sau 50 tuổi, chỉ cần tuân thủ đúng định luật 2-8: Bệnh tật sẽ không quấy phá, khỏe mạnh cả đời
-
Người tuổi thọ ngắn, nội tạng có bệnh thì kích thước bộ phận này càng to: Kiểm tra ngay xem mình có không
-
F0 ngưng tim sau 1 tháng ở nhà tự chữa khỏi Covid-19: BS nói dấu hiệu nguy hiểm cần đi viện ngay