3 thói quen khi "có chồng" khiến chị em nhiễm HPV
1. "Yêu" sớm và "yêu" với nhiều bạn tình
Với những nữ giới "yêu" sớm hay "yêu" với nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV - loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung. Thực tế cho thấy đến 70-80% số trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung là do virus HPV.
Đây là bệnh nghiêm trọng nhất do loại virus này gây ra. HPV nguy cơ cao bởi chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn dai dẳng mãn tính, kèm theo các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến ung thư.
Đồng thời, chị em cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, không nên “yêu” trong thời kỳ “đèn đỏ” và cũng không nên bừa bãi.
2. Không kịp thời điều trị bệnh phụ khoa
Bệnh viêm nhiễm vùng kín rất dễ gặp tuy nhiên nhiều chị em tự ý điều trị hoặc không được điều trị kịp thời và dứt điểm, khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Nhiều trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia khuyên để tránh viêm nhiễm và bệnh về tử cung, các chị em cần chú ý vệ sinh cá nhân "vùng tam giác", thay quần lót thường xuyên thường xuyên khám phụ khoa để điều trị kịp thời.
3. Nạo phá thai
Nạo phá thai có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ, nội mạc tử cung phải chịu tổn thương rất lớn khiến cho nội mạc tử cung ngày càng mỏng hơn, có thể dẫn đến vô sinh.
Theo WHO, tình trạng nạo phá thai không an toàn có thể gia tăng nguy cơ lâu dài của thai ngoài tử cung, ảnh hưởng đến việc sinh sản của chị em sau này như: sảy thai, đẻ non…
Để bảo vệ sức khỏe tử cung, chị em không nên nạo phá thai. Hãy sử dụng các biện pháp tránh thai.
Những cách đơn giản giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư cổ tử cung là do virus HPV. Ngoài ra còn 1 số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng mắc bệnh như: Quan hệ tình dục thiếu an toàn, dinh dưỡng kém, sức khỏe và hệ miễn dịch yếu, vệ sinh vùng kín không đúng cách, bảo vệ sức khỏe sinh sản chưa tốt,…
Tiêm phòng vắc xin HPV
Phụ nữ được khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV từ 11 - 12 tuổi đến tối đa 26 tuổi. Đây là khoảng thời gian tiêm phòng vắc xin có hiệu quả nhất, lứa tuổi 26 trở lên chưa nhiễm HPV vẫn có thể tiêm phòng song hiệu quả không cao.
Vắc xin có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus HPV, song một số người vẫn có thể lây nhiễm virus nên ngoài tiêm phòng, vẫn cần khám, sàng lọc ung thư cổ tử cung định kì.
Quan hệ tình dục an toàn
Hãy thực hiện lối sống lành mạnh, một vợ một chồng, sử dụng các công cụ bảo vệ như bao cao su để hạn chế lây truyền bệnh.
Vệ sinh âm đạo đúng cách
Việc âm đạo không được vệ sinh sạch sẽ làm cho phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung cao hơn.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học
Tăng cường sức khỏe chung chính là cách để mỗi chúng ta tự củng cố hàng rào bảo vệ sức khỏe trước tác nhân gây bệnh, phòng ngừa ung thư cổ tử cung nói riêng và nhiều bệnh lý khác.
Không nên lạm dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên và kéo dài trên 5 năm có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Tử cung tổn thương vì thói quen tệ hại, BS nói: Dùng đồ lót thế này bảo sao không nhiễm virus HPV?
-
4 dấu hiệu sau kỳ kinh cảnh báo bệnh nặng ở cổ tử cung: Bs nói chị em chủ quan là mất mạng
-
Thấy dấu hiệu lạ sau mỗi lần 'yêu chồng' nhưng chủ quan, cô gái 21 tuổi bị Bs mắng: Di căn rồi còn đâu
-
Đang 'sống thử', bạn trai vội vã chia tay vì người yêu nhiễm virus HPV: 3 tháng sau mới biết lây từ đâu
-
Cô gái 26t bị ung thư cổ tử cung, nguyên nhân do phạm phải điều này trong kỳ kinh dẫn tới nhiễm virus HPV