Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì thời giờ làm việc của người lao động sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng lao động đã giao kết và cần được quy định trong nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Thời giờ làm việc sẽ theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo quy định, sẽ có một số trường hợp được đi trễ, về sớm so với giờ làm quy định của cơ quan, đơn vị.
Lao động nữ trong thời gian hành kinh
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 3 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định nêu trên thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định nêu trên, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định nêu trên thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định nêu trên, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Như vậy, theo quy định, lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc đi trễ, về sớm so với thời gian làm việc bình thường để đảm bảo mỗi ngày được nghỉ 60 phút và vẫn được hưởng lương.
Các trường hợp khác theo quy định của người sử dụng lao động hoặc theo thỏa thuận
Ngoài hai trường hợp nêu trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể tự thỏa thuận về các trường hợp khác được đi trễ, về sớm và có được hưởng lương hay không hoặc thực hiện theo nội quy lao động của người sử dụng lao động...
Tác giả: Thanh Huyền
-
Người dân khi đi khám bệnh chỉ dùng mỗi CCCD có được hưởng quyền lợi BHYT không?
-
Năm 2024, mức lương cơ bản của công chức viên chức có tăng không, tăng bao nhiêu %?
-
Kể từ 2023: 2 quy định mới nhất về cấp Sổ Hồng chính thức có hiệu lực, ai cũng cần biết
-
Tháng 11/2023: 8 trường hợp xe máy không được đổi Giấy đăng ký mà bị thu hồi, người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
Sắp hết năm 2023: 3 đối tượng phải nhanh chóng đi đổi CCCD kẻo bị phạt tiền rất nặng