Cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho người con khi người này ra ở riêng và để phần còn lại cho người còn sống chung với mình nhưng không làm thủ tục tặng cho
Trước đây hầu như cha mẹ đều cho con đất khi con ra ở riêng nhưng ít khi có tranh chấp vì người được tặng cho cảm thấy hài lòng, giá đất không quá cao và việc tặng cho được thực hiện dứt điểm.
Nhưng hiện nay phương án này lại xảy ra không ít tranh chấp giữa những người con vì việc tặng cho không dứt điểm. Cụ thể:
- Gia đình có nhiều còn, khi con ra ở riêng cha mẹ tặng cho thửa đất riêng hoặc tách thửa để tặng cho người con này. Việc tặng cho có hiệu lực vì đã sang tên xong. Phần đất còn lại cha mẹ giữ lại cho mình và người sống chung. Và trong trường hợp này, hầu hết người sống chung chỉ được tặng cho bằng lời nói.
Khi cha hoặc mẹ hoặc cả hai qua đời, phần đất này trở thành di sản thừa kế. Nếu không có di chúc để lại cho người con sống chung thì phần đất này sẽ được chia theo pháp luật. Lúc này, người con ra ở riêng được hưởng thừa kế, nếu những người này không từ chối nhận di sản sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp.
Như vậy, nếu cha mẹ tặng cho đất cho những người con ra ở riêng thì cũng nên tặng cho người con sống chung theo đúng quy định của pháp luật hoặc lập di chúc để phần đất này cho người con sống chung.
Đất của hộ gia đình nhưng cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con theo ý mình hoặc không công bằng
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đáng sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Dấu hiệu nhận biết đất hộ gia đình là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) ghi là “Hộ ông”, “Hộ bà”.
Trường hợp con cái có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ thì con cũng có một phần đất trong thửa đất chung. Cho dù Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự quy định rõ về vấn đề này nhưng thực tế có nhiều người không biết dẫn đến trường hợp sang tên không đúng.
Đối với đất hộ gia đình thì người con có chung quyền sử dụng đất đã có một phần đất trong thửa đất chung của gia đình nên việc cha mẹ sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng cho con theo ý của mình (bản chất là lấy một phần đất của con tặng cho con) hoặc cho không công bằng giữa những người con (người được ít, người được nhiều) sẽ dễ xảy ra tranh chấp.
Đất có tài sản chung của vợ chồng, khi vợ hoặc chồng chết nhưng không làm thủ tục chia di sản thừa kế mà người còn lại sang tên nhà đất cho con theo ý mình
Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nên khi 1 người chết thì một nửa khối tài sản chung đó là di sản thừa kế và được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Nhưng thực tế thì do không am hiểu quy định của pháp luật nên khi vợ hoặc chồng chết, người còn lại tặng cho quyền sử dụng đất chung theo ý của mình mà không chia thừa kế.
Hơn nữa, không phải lúc nào việc tặng cho cũng công bằng giữa những người con nên dễ xảy ra tranh chấp giữa những người này với nhau hoặc giữa những người thừa kế khác với người đã được tặng cho đất.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Năm 2023 làm sổ đỏ: 6 đối tượng này không cần nộp thuế đất, người dân nên biết để khộng bị thiệt
-
4 khoản tiền phải nộp khi làm Sổ đỏ năm 2023, người dân biết kẻo mất tiền oan
-
Mua bán đất năm 2023 phải tránh: 6 trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng
-
4 khoản tiền phải nộp khi làm Sổ đỏ năm 2023, người dân mua bán đất phải biết
-
Để đăng ký cấp sổ đỏ online thành công, người dân cần đặc biệt chú ý đến điều này