Kể từ ngày 1.1.2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Như vậy, đồng nghĩa với việc tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường năm 2023 là: Đối với lao động nam: 60 tuổi 9 tháng; đối với lao động nữ: 56 tuổi.
Cụ thể, bảng tính tuổi nghỉ hưu như sau:
Đối chiếu với bảng tính tuổi nghỉ hưu trên, lao động nam làm việc trong điều kiện bình thường thời điểm hưởng lương hưu là tháng 6.2023 thì thời gian sinh là tháng 8.1962; đối với lao động nữ thì thời gian sinh là tháng 5.1967.
Muốn nghỉ hưu trước tuổi, cần những điều kiện gì?
Theo quy định tại Thông tư số 19/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15.12.2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, áp dụng từ ngày 1.1.2021.
Tại phụ lục của Thông tư này thì huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng có 7 xã là Cô Ngân, Đức Quang, Kim Loan, Lý Quốc, Minh Long, Thị Hoa, Thống Nhất được coi là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tại Điều 4, Thông tư số 19/2021/TT-BLĐTBXH quy định những trường hợp người lao động làm việc trước ngày 1.1.2021 được căn cứ theo nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên để làm cơ sở xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.