Sưng hạch ở cổ
Cổ có rất nhiều hệ thống hạch bạch huyết. Khi các tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ chống lại nó. Nổi cục ở cổ có thể là do hệ thống bạch huyết đang chiến đấu với mầm bệnh.
Nếu phần hạch ở cổ nhỏ hơn 1cm. Dùng tay sờ vào thấy phần hạch di động, không dính với các mô xung quanh, cờ bờ giới hạn rõ, sờ nắn không đau, mềm vừa phải, không quá cứng thì không đáng lo ngại.
Ngược lại, nếu phần hạch ở cổ có kích thước lớn hơn 1 cm. Khi sờ vào hạch thấy nó dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không rõ ràng, sờ nắn thấy đau, cứng nhắc thì nên chú ý. Đó có thể là dấu hiệu xuất hiện của tế bào K. Tốt nhất bạn nên đi khám.
Thay đổi màu sắc cổ
Một người có sức khỏe bình thường thì màu sắc của vùng da quanh cổ sẽ khá tương đồng với màu sắc của các vùng da khác. Tuy nhiên, nếu vùng da quanh cổ chuyển sang sậm màu (không phải do bẩn hay cháy nắng) thì có thể là do độc tố trong cơ thể tích tụ quá nhiều. Đôi khi đen ở cổ còn là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, K gan, K phổi...
Cổ càng ngày càng sưng to
Nếu phát hiện cổ càng ngày càng sưng to không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám toàn diện. Nếu thấy các khối u cứng và không đều thì cần cảnh giác bởi nó có thể liên quan đến u tuyến giáp.
Mụn mủ trên cổ
Nếu thấy trên cổ có nhiều mụn mủ mọc lên, mụn có màu đỏ tím, bên trong có chất lỏng, mụn gây ngứa ngáy thì bạn nên chú ý. Tuyệt đối không gãi hay nặn mụn. Tay có nhiều vi khuẩn, nếu gãi làm vỡ mụn thì tình trạng loét sẽ càng nghiệm trọng.
Mụn mủ trên cơ thể hay trên cổ là một loại phản ứng đào thải tự nhiên cũng là chức năng của hệ miễn dịch. Hiện tượng này có thể xảy ra khi các tế bào K trong cơ thể hoạt động.
Nếu thấy tình trạng mụn bất thường, lâu khỏi, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân và có phương hướng điều trị thích hợp.
Để ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào K trong cơ thể, chúng ta nên quan tâm đến thói quen sống. Cải thiện thói quen sống chính là chìa khóa bảo vệ sức khỏe.
Cải thiện chế độ ăn uống
Ăn quá nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ mắc K đại trực tràng. Cải thiện chế độ ăn uống là việc quan trọng để bảo vệ cơ thể. Ăn nhiều trái cây và rau tươi sẽ giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn một lượng rau họ cải thích hợp có thể giảm nguy cơ bị K một cách hiệu quả. Các loại enzyme dồi dào trong thực phẩm này có thể hỗ trợ tiêu diệt tế bào K, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính...
Không uống rượu
Rượu là tác nhân gây ra các căn bệnh như suy giảm trí nhớ, ảo giác, xơ gan... Sử dụng nhiều các loại đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ bị K. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có hại này.
Đi ngủ sớm
Các cơ quan trong cơ thể người có thể tự sửa chữa trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Nếu chúng ta không ngủ sớm thì cơ thể sẽ không được nuôi dưỡng tốt và dần suy kiệt. Về lâu dài, cơ thể sẽ sinh bệnh.
Khám sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe của mình đồng thời hỗ trợ việc phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu.
Tác giả: Thanh Huyền
-
4 sai lầm khi ăn cá được WHO xếp vào thực phẩm gây K nhanh nhất, nhưng nhiều người Việt vẫn thờ ơ
-
3 loại cá ít dinh dưỡng lại nhiều chất độc, chúng ta ăn hàng ngày mà không hề hay biết
-
3 món được xem là 'vua bổ sung canxi' tự nhiên, vừa ngon lại nhiều dinh dưỡng
-
Ăn nhiều đồ dầu mỡ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa: 3 cách "hút dầu" hiệu quả, bảo vệ sức khỏe dạ dày
-
Chuyên gia bật mí cách giúp xương khớp "dễ chịu" khi thời tiết thay đổi