1 - Xác định tiêu chuẩn lượng nước cần thiết dành cho trẻ mỗi ngày
Nhu cầu nước ở trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào trọng lượng cơ thể của trẻ. Trung bình người lớn sẽ cần 35 gram nước/1 kg trọng lượng cơ thể, trong khi đó nhu cầu nước ở trẻ em lại cao gấp 3-4 lần. Viện Dinh Dưỡng khuyến nghị như sau:
- Trẻ em có trọng lượng từ 1kg đến 10kg (trẻ từ 0-36 tháng tuổi), nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 100ml nước/1 kg trọng lượng.
- Trẻ em có trọng lượng từ 11kg đến 20kg (trẻ từ 3 đến 13 tuổi), nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 1000ml/ngày + 50ml/kg mỗi 10kg cân nặng tăng trưởng của trẻ.
- Trẻ em có trọng lượng từ 21kg trở lên (Trẻ từ 13 tuổi trở lên), nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 1500ml/ngày + 20ml/kg mỗi 20kg cân nặng tăng trưởng của trẻ.
2 - Những thời điểm "vàng" nên cho trẻ uống nước
Giữa các bữa ăn
Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, về lâu dài sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cơ thể.
Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, dễ gây khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, uống nước giữa các bữa ăn là lựa chọn tốt hơn.
Sau khi thức dậy
Không cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, bởi nó có thể khiến trẻ buồn tiểu giữa đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng gánh nặng cho thận.
Sau một giấc ngủ dài, trẻ rất dễ bị khô miệng, lúc thức dậy sẽ thường sẽ rất khát. Vì vậy, việc bổ sung nước lúc này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chức năng thận.
Uống nước sau khi tắm
Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao làm đẩy nhanh quá trình bốc hơi ẩm trên da, da sẽ bị khô và trẻ sẽ cảm thấy bị khát. Cách bù nước hiệu quả cho cơ thể trẻ là sau khi tắm khoảng 15 phút hãy cho trẻ uống nước ngay.
Uống nước sau khi khóc
Khi trẻ khóc sẽ khiến cổ họng bị đau rát, khô họng. Lúc này bố mẹ nên cho trẻ uống nước để bù nước ngay. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ uống nước cũng thể hiện sự quan tâm, giúp việc giao tiếp của 2 bên trở nên dễ dàng hơn lúc này.
3 - Loại nước không nên cho trẻ uống
- Nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nước nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày, về lâu dài sẽ kích thích răng miệng ê buốt và tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Trẻ em và người lớn có khả năng tiếp xúc với nhiệt khác nhau. Nhiệt độ nước người lớn uống có thể quá nóng đối với trẻ em. Nước quá lạnh cũng không nên cho trẻ uống. Nhiệt độ nước tốt nhất nên 35 - 38 độ C.
- Nước có hàm lượng khoáng chất quá cao: Nước có hàm lượng khoáng chất cao sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Quá nhiều khoáng chất trong nước sẽ phá vỡ sự cân bằng thành phần nước trong cơ thể. Nó không bổ sung nước mà ngược lại còn làm thất thoát nước ra ngoài.
- Nước có đường và nước trái cây: Mặc dù nước ngọt hay nước trái cây rất ngon nhưng nó chứa quá nhiều đường, dễ làm tăng gánh nặng cho tim, thận, gây ra béo phì và nhiều bệnh khác. Nạp quá nhiều đường còn cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi không được ăn đồ ngọt, trên 1 tuổi nên ăn càng ít càng tốt.
- Nước đun sôi để qua đêm: Nước đun sôi để quá lâu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong không khí có cơ hội xâm nhập vào, làm suy giảm chất lượng nước, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, không nên uống nước đã để quá 24 giờ.Và những loại nước đóng chai đã mở nắp, không được uống sau vài ngày.
Tác giả: Mộc
-
Bí quyết nấu thịt vịt xào sả ớt thơm ngon chuẩn vị nhà hàng
-
Bí quyết làm món cá chép hấp xì dầu ngon như nhà hàng 5 sao
-
Rau muống đừng chỉ luộc với xào, làm món này đổi vị ai ăn cũng thích
-
Nấu cơm đừng chỉ cho nước vào gạo, thêm thứ nguyên liệu này cơm thơm phức, dẻo quyện
-
Trời lạnh mẹ làm thịt bò nướng bơ tỏi bằng giấy bạc, ai ăn cũng mê tít