Vì vậy mà, trang Du lịch Tây Bắc đưa ra giới thiệu 4 loại gia vị đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc dưới đây:
1. Hạt Mắc khén
Nhắc đến các loại gia vị của Tây Bắc chắc chắn Mắc khén luôn được nhắc đến đầu tiên và đây cũng là loại gia vị được khá nhiều người biết đến. Mắc khén được coi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc bởi trong hầu hết các món ăn của đồng bào dân tộc Thái đều sử dụng loại hạt này.
Hạt Mắc khén thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, khi ăn có cảm giác cay nồng, phù hợp với rất nhiều món ăn đặc biệt thường được dùng để làm đồ chấm hoặc tẩm ướp các món nướng. Hạt Mắc khén khô phải rang vàng, để nguội hoặc xay thành bột mịn đều có thể sử dụng được.
2. Lá Mắc mật
Lâu nay lá Mắc mật vẫn được biết đến là một loại gia vị được dùng để chế biến các món ăn. Đây là loài cây có hoa thuộc họ Cửu lý hương, từ ‘mắc mật” được dịch từ tiếng Tày – Nùng có nghĩa là “quả ngọt”.
Lá Mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món quay, nướng, hấp, kho… Trong lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, canxi rất cao. Lá Mắc mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan.
3. Chẳm chéo
Chẳm chéo là món chấm cổ truyền của dân tộc Thái, dùng để chấm với hầu hết các món từ luộc, nướng, đến các loại hoa quả… Với sự hòa quyện của rất nhiều loại gia vị khác nhau. “Chẳm” trong tiếng Thái nghĩa là “thức chấm”, “Chéo” nghĩa là mùi thơm của nhiều loại rau kết hợp lại.
Nguyên liệu chính để làm Chẳm chéo gồm có: Mắc khén, hạt Dổi, ớt tươi, gừng, tỏi, các loại rau thơm, muối hoặc bột canh… Với sự hòa quyện của rất nhiều loại gia vị, chẳm chéo mang đến cho người dùng một cảm giác lạ lẫm.
Bởi vậy đồ chấm dân giã này đã trở thành đặc sản và để lại ấn tượng khó quên đối với du khách khi đã một lần được thưởng thức.
4. Hạt Dổi
Dổi không chỉ là loại cây lấy gỗ mà hạt của nó còn là một trong những loại gia vị rất thông dụng ở Tây Bắc. Hạt Dổi tươi có màu đỏ đẹp mắt, khi đem phơi sẽ có màu nâu sẫm và hạt săn lại.
Tương tự như Mắc khén, hạt Dổi là loại gia vị lí tưởng thích hợp với các món nướng hay làm thịt gác bếp. Tuy nhiên, hạt Dổi có điểm khác so với Mắc khén là phải được nướng trên than hồng rồi đem giã nhỏ.
Một điểm lưu ý nữa là hạt Dổi sau khi giã hay nướng rồi sẽ không giữ được quá lâu nên thường được chế biến ngay khi cần dùng.
Ngoài được dùng để tẩm ướp các món nướng, hạt Dổi cũng được dùng trong món canh măng hay để làm chẳm chéo.
Tuy nhiên, hạt Dổi khá ít đặc biệt là hạt Dổi rừng rất khó kiếm và giá thành khá cao nên việc sử dụng hạt Dổi chưa thực sự phổ biến và được nhiều người ở địa phương khác biết đến.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Lá Giang, không chỉ nấu với thịt gà mới ngon, đây là cách nấu 3 món ngon từ lá giang
-
1 tuần nên ăn mấy gói mì tôm? 4 cách ăn mì tôm lành mạnh nhất
-
Tại sao thương lái khi thu mua mít đều cắt 1 miếng ngay cuống trái mít và bôi chất gì màu trắng?
-
Tại sao bác sĩ phẫu thuật lại mặc áo xanh còn khi khám bệnh bình thường lại mặc áo màu trắng?
-
Quần áo dính bẩn dầu mỡ, hãy làm ngay 1 trong các cách tẩy đơn giản này sẽ sạch bong