"Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài" - Ẩn ý sâu xa gì?

18:18, Thứ bảy 01/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Những điều người xưa đúc kết, đến này vẫn luôn có phần đúng, nghe theo khiêm tốn thực thi sẽ không bị thiệt. Hãy nhớ lưu tâm và cân nhắc điều này để áp dụng phù hợp cho bản thân mình.

1. "Giàu không ở nhà to" là như thế nào?

Nhiều người không ngừng nỗ lực để có được căn nhà nhằm ổn định cuộc sống. Nếu may mắn việc làm ăn thuận lợi, họ sẽ lại gom góp tiền để có được căn nhà to hơn, rộng hơn, bề thế hơn vừa để khẳng định vị thế vừa là để mọi người trong gia đình nâng cấp cuộc sống.

Người xưa dạy "giàu không ở nhà to" cũng là một điều đáng để chúng ta suy xét.

Theo ý nghĩa thời xưa, nhà to sẽ có rắc rối sau đây:

- Nhà to thì thường phòng ngủ lớn, làm cho "dương khí" không cân bằng với "âm khí", sẽ làm mất cân bằng Âm - Dương và dễ sinh ra bệnh tật.

- Khó khăn trong dọn dẹp, khó dọn dẹp thường xuyên sẽ tích tụ bụi bẩn khó vệ sinh, sinh sôi vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, nếu xét về cuộc sống hiện đại ta cũng có thể lường trước một số rủi ro như:

Nhà to sẽ được suy diễn là giàu có, là đối tượng để kẻ gia rình rập, gây hại, vô tình đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm, nên cần phải tính đến an toàn.

Thực ra nhà to đi kèm với trách nhiệm to lớn hơn, chi phí cũng lớn đó là điều ai cũng có thể thấy được. Trách nhiệm đó thường kéo theo những phiền não mà không phải ai cũng dự tính được.

Cuộc sống, làm ăn cũng có thời, lúc lên, lúc xuống, không may gặp khi vận hạn thì không có tiền phòng thân, dễ đẩy bản thân và gia đình vào thế khó.

Việc có nhà to để phô trương, để cuộc sống sung sướng hơn cũng không hẳn là điều tốt. Thế nên người xưa mới nhắc nhở chúng ta rằng nên biết đủ.

Người xưa dạy

Người xưa dạy "Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài"

2. "Nghèo khó không đi đường dài" là ý nghĩa gì?

Người xưa căn dặn người nào đang trong hoàn cảnh nghèo khó không nên đi đường dài. Vì họ dự đoán được sự bất tiện của một người không có đủ tiền bạc trong tay cho một chuyến đi xa nhà nhiều ngày.

Hơn nữa, những người đi làm ăn xa, một khi đã ra đi thì phần trăm thành công rất nhỏ, dù sao ở quê mà biết cách làm ăn, cải thiện cuộc sống thì vẫn tốt hơn.

Nếu xét theo phương diện ở cuộc sống hiện đại, thì việc đi xa chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn để học tập cái hay, cái tốt đẹp của người ta về để áp dụng cho quên hương đất nước mình.

Nếu xa nhà quá lâu mà chưa có thể phát triển sự nghiệp rực rỡ thì tâm ta hay muộn phiền, cảm thấy về quê thật "muối mặt".

Ngày nay, dù đi xa trong hoàn cảnh du học, xuất khẩu lao động hay "vượt biên" thì đều nhân lên vất vả, khổ cực cho mình. Do đó, không chỉ trang bị tiền bạc mà còn cả ý chí mạnh mẽ, dũng cảm, có quyết tâm đủ lớn thì mới nên thực sự bắt đầu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc