1. Sử dụng bình gas kém chất lượng và bếp quá cũ
Nhiều người dùng vì tiết kiệm chi phí đã chọn mua bình gas kém chất lượng hoặc sử dụng bếp gas quá cũ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mất an toàn khi dùng gas. Bình gas quá cũ, bị mài mòn, được cung cấp từ những cơ sở sang chiết gas trái phép không đảm bảo chất lượng hoặc bếp gas âm quá cũ, bị han gỉ nhiều,… đều là quả bom nổ chậm trong các gia đình.
Vì vậy, bạn nên chọn mua bình gas của các hãng sản xuất có uy tín, kiểm tra bình gas cẩn thận trước khi nhận, đồng thời vệ sinh bếp gas âm thường xuyên để đảm bảo thiết bị luôn làm việc hiệu quả và an toàn.
2. Quên khóa van bình gas
Một thói quen không tốt mà nhiều người sử dụng bếp gas hay mắc phải hiện nay chính là quên khóa van bình gas sau mỗi lần dùng bếp hoặc khóa van gas không đúng quy trình (tắt bếp rồi mới khóa gas nhưng vẫn còn gas trong dây dẫn).
Thực tế có nhiều trường hợp bình gas không khóa van, khí luôn tràn trong dây dẫn, một thời gian dài hoặc qua một đêm dây dẫn bị chuột cắn, khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài, gặp tia lửa điện sẽ gây hỏa hoạn khiến gia chủ không trở tay kịp.
Để giảm nguy cơ mất an toàn vì sơ ý với việc khóa van, người dùng nên chú ý đóng van gas cẩn thận sau khi nấu ăn, kiểm tra khóa bếp đúng quy trình (khóa gas trước khi tắt bếp).
3. Đặt bếp không khoa học
Nếu người dùng lắp đặt bếp gas trong phòng quá kín thì có thể khiến gas bị rò rỉ âm thầm, không thoát ra được và khi tích tụ thành một lượng gas đủ có thể bị bắt lửa, gây hỏa hoạn. Ngoài ra, nếu người dùng đặt bình gas ở gần nguồn nhiệt như lò nướng, lò sưởi, đặt bếp ở nơi ẩm ướt,… đều khiến quá trình ăn mòn diễn ra nhanh hơn, dễ dẫn tới nguy cơ cháy nổ.
Người sử dụng bếp gas nên đặt bếp ở nơi thoáng khí. Cụ thể, bình gas phải được đặt cách bếp từ 1 đến 1,5 m. Dù nhà hẹp cũng không được đặt bình gas ngay dưới bếp. Cửa tủ đặt bình gas phải luôn luôn được mở, hoặc tháo hẳn để dễ quan sát, tránh chuột vào làm tổ hoặc gặm ống dẫn.
4. Không chú ý kiểm tra dây dẫn gas
Dây dẫn gas bị dập, gãy là nguyên nhân phổ biến nhất dễ dẫn tới cháy nổ khí gas. Nếu người dùng không chú ý thường xuyên kiểm tra phụ kiện này thì sẽ không thể phát hiện được những sự cố như: dây bị xoắn, gập, dây bị chảy do để quá gần nguồn nhiệt, mối nối giữa dây dẫn và bếp gas bị lỏng, chuột cắn,…
Do vậy, để tránh nguy cơ rò rỉ khí gas, bạn cần định kỳ kiểm tra dây dẫn gas, tránh để dây quá gần bếp nấu hay các thiết bị tỏa nhiệt, không để dây bị xoắn, gập. Đồng thời, người dùng nên mua dây dẫn gas chính hãng để đảm bảo an toàn cho gia đình mình.
Tác giả: Huyền Trang
-
Đầu bếp 5 sao nói: Luộc thịt lợn chín xong đừng vội ăn, thêm bước nữa thịt thơm lại săn chắc dễ thái
-
Điểm lại những lần H'Hen Niê diện trang phục Ê Đê khéo léo quảng bá nét văn hóa dân tộc
-
5 tips đánh bay bọng mắt và quầng thâm không tốn một xu
-
Bồn cầu bẩn và hôi đến mấy cứ cho 4 thứ này vào là trắng sạch, thơm tho như mới
-
Trẻ ngủ gối và không ngủ gối có 3 điểm khác biệt khi lớn: Không chỉ IQ, cột sống cũng biến đổi bất ngờ