3 trường hợp viên chức được "biên chế suốt đời": Cán bộ, công chức, viên chức cần biết

22:10, Thứ ba 06/09/2022

( PHUNUTODAY ) - Theo quy định mới này, vẫn có 3 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời", đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững trong công việc cũng như thu nhập của viên chức.

 3 trường hợp viên chức được "biên chế suốt đời"

3-truong-hop-vien-chuc-duoc-bien-che-suot-doi_3

Theo quy định mới tại Luật Viên chức sửa đổi 2019, viên chức tuyển dụng sau 1.7.2020 chỉ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được ký hợp đồng không xác định thời hạn hay còn gọi là "biên chế suốt đời".

Theo quy định mới này, vẫn có 3 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời", đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững trong công việc cũng như thu nhập của viên chức.

+ Trường hợp 1: Viên chức tuyển dụng trước ngày 1.7.2020, đáp ứng các điều kiện theo quy định;

+ Trường hợp 2: Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

+ Trường hợp 3: Viên chức được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Chế độ tiền lương của viên chức

3-truong-hop-vien-chuc-duoc-bien-che-suot-doi_2

Hiện nay, mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 01.7.2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và giữ nguyên mức lương cơ sở đến thời điểm này. Ban đầu, chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức dự kiến thực hiện từ năm 2021 (theo Nghị quyết 27-NQ/TW). Sau đó, Quốc hội đã lùi thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01.7.2021 sang ngày 01.7.2022. Tuy nhiên, dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến việc thực hiện cải cách  tiền lương, dẫn đến việc lùi cải cách tiền lương với cán bộ công chức, viên chức đến thời điểm thích hợp.

Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:

1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Mặc dù theo quy định nêu trên, viên chức được tính lương theo hệ số và mức lương cơ sở cố định nhưng để tăng thu nhập cho viên chức, đối tượng này sẽ được tăng lương thường xuyên và tăng lương đột xuất.

+ Tăng lương thường xuyên: Viên chức đáp ứng hai tiêu chuẩn nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức).

+ Tăng lương trước hạn (tăng lương đột xuất): Do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hoặc người đã có thông báo nghỉ hưu.

Chế độ nghỉ ngơi của viên chức

3-truong-hop-vien-chuc-duoc-bien-che-suot-doi_1

Căn cứ theo quy định tại điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi, Luật viên chức 2019 quy định cụ thể như sau:

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm