Như trường hợp của 2 em bé trong câu chuyện dưới đây là một ví dụ. Câu chuyện cụ thể:
Mẹ của bé Tiểu Anh và Tiểu Vân là hàng xóm đối diện nhau. Vì đều có con nhỏ nên 2 bà mẹ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái với nhau.
Trong một lần đang nói chuyện với nhau, mẹ của Tiểu Anh để ý thấy phần sau đầu con mình hơi phẳng, trong khi đầu của Tiểu Vân lại rất tròn xinh.
Sau khi hỏi lý do mới biết trong 3 tháng đầu sau sinh, mẹ Tiểu Vân đã không cho con dùng gối, mà chỉ dùng khăn mềm để kê đầu nhẹ nhàng cho con.
Sau khi nghe điều này, mẹ Tiểu Anh mới nhận ra sai lầm của mình. Hóa ra từ khi con mới lọt lòng, cô đã nghe theo kinh nghiệm của mẹ chồng và thường dùng gối kê đầu cho con.
Cô cũng hối hận vì đã chủ quan không hỏi lại bác sĩ về vấn đề này. Sau này, mẹ Tiểu Anh cũng nhận ra các bé ngủ kê gối và bé ngủ không kê gối khi còn nhỏ sẽ có những khác biệt rất lớn khi lớn lên.
Vậy điểm khác biệt đó là gì? Sau khi đọc thông tin trên báo, mình đã rõ điều này rồi, giờ mình chia sẻ để các bố mẹ tham khảo, rút kinh nghiệm nha.
4 điểm khác nhau giữa trẻ ngủ gối và trẻ không ngủ gối khi lớn lên như sau:
Tác động xấu đến xương sống, đầu và cổ
Trẻ mới sinh ra đã được kê gối ngủ sớm thì khả năng cổ của bé bị quẹo sẽ cao hơn những bé ngủ không kê gối. Hơn nữa, việc nằm gối ngủ từ sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến hình dạng xương sống của con sau này.
Xương sống của trẻ sơ sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của trẻ và nguy cơ dị tật xương sống ở trẻ là rất cao.
Làm biến dạng hộp sọ
Trẻ sơ sinh tăng trưởng vòng đầu khá nhanh, khi vừa mới sinh, chu vi vòng đầu bé chỉ khoảng 34cm. Thế nhưng chỉ trong 1 năm kích thước có thể tăng thêm 12cm.
Nếu cho bé sơ sinh nằm gối, đầu của bé có thể không giữ được cân bằng, đối xứng do hộp sọ to ra. Hơn nữa, hộp sọ của trẻ sơ sinh thường rất mềm, chưa khép kín, nếu như bị gối chèn ép và nằm yên trong một tư thế khi ngủ, điều này có thể khiến hộp sọ bị biến dạng.
Tác động đến sự phát triển trí não của bé
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người. Việc kê gối ngủ cho trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ không thoải mái, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, không tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ.
Ngược lại, nếu những đứa trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhanh hơn, từ đó mức độ thông minh của chúng sẽ phát triển nhanh hơn nên sẽ có IQ cao hơn.
Có thể khiến trẻ bị ngạt thở khi ngủ
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, bố mẹ không nên sử dụng gối hoặc đặt quá nhiều vật dụng trong nôi của trẻ. Lý do vì trong lúc ngủ, bé có thể xoay hoặc lật người, nằm úp mặt dẫn đến bé bị ngạt thở.
Khi nào nên dùng gối cho trẻ sơ sinh?
Bình thường, trẻ sơ sinh ngủ không cần gối vì xương của trẻ khác với người lớn. Đốt sống cổ và cột sống của người lớn có độ cong nhất định, nhưng đốt sống cổ và cột sống của trẻ sơ sinh thẳng, khi nằm xuống sẽ là một đường thẳng so với chăn bông. Trong giai đoạn này, bố mẹ chỉ cần dùng khăn vải gập lại làm đôi hoặc làm ba kê đầu trẻ là được.
Khi trẻ 2 tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu sử dụng gối cho con của mình. Thời điểm này, xương của trẻ cũng cứng cáp hơn nên mẹ có thể chuẩn bị gối cho bé. Tuy nhiên, nếu con cảm thấy kê gối ngủ không thoải mái thì bạn có thể bỏ qua việc sử dụng gối cho bé.
Trong trường hợp trẻ muốn kê gối ngủ, hãy chú ý tới các yếu tố để lựa chọn gối sao cho phù hợp. Nên chọn gối có độ đàn hồi để tạo sự thoải mái giúp bé có thể ngủ sâu và ngon hơn. Gối dành cho bé cũng không cần quá lớn, khoảng 40cm x 30cm là hợp lý. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chọn gối có loại vải thoáng khí và ruột nên dùng bông tự nhiên hay vỏ đỗ cho con.