4 trường hợp sổ đỏ bị thu hồi
Trường hợp 1: Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên sổ đã cấp
Nếu Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu sổ đỏ, sổ hồng đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Nếu Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì người sử dụng đất nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu sổ đỏ, sổ hồng đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Trường hợp 2: Cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp
Trường hợp cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng mà phải cấp sổ đỏ, sổ hồng thì người sử dụng đất nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng, hồ sơ đăng ký biến động.
Văn phòng đăng ký đất đai quản lý sổ đỏ, sổ hồng đã nộp sau khi kết thúc thủ tục cấp đổi, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất… Ảnh minh họa: LĐOTrường hợp 3:
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới sổ đỏ, sổ hồng.
Trường hợp 4: Thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai.
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai là một trong những trường hợp sau đây:
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng diện tích đất, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng mục đích sử dụng đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người được cấp sổ đỏ, sổ hồng đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người được cấp sổ đỏ, sổ hồng đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật thì Nhà nước không thu hồi sổ đỏ, sổ hồng.
5 trường hợp sổ đỏ không thể thế chấp
Không đủ điều kiện để thế chấp
Theo Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận;
Trừ trường hợp nhận thừa kế (khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013) và trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài (khoản 3 Điều 86 Luật Đất đai 2013).
- Đất không có tranh chấp;
- Vẫn còn thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai
Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định: “Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất”
Trong đó, theo khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm việc thế chấp tài sản.
Thế chấp sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của đồng sở hữu
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
- Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
- Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng
Căn cứ tại khoản 4 Điều 156 Luật Đất đai 2013, tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay phải sử dụng đất đúng mục đích; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Trong đó, căn cứ tại khoản 1 Điều 156 Luật Đất đai 2013, đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
- Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay;
- Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
- Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
- Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay không được thế chấp sổ đỏ.
Đất của cơ sở tôn giáo, công đồng dân cư
Tại khoản 2 Điều 181 Luật Đất đai 2013 quy định: Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Như vậy, đối với đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đã có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ đỏ thì cũng không được thế chấp.
Tác giả: Min Min
-
Rút tiền bằng CCCD gắn chip, nếu mất thẻ có sợ bị rút hết tiền không?
-
Người tham gia BHYT trong cùng một ngày khám ở hai bệnh viện có được thanh toán BHYT hay không?
-
Mã định danh cá nhân có thể tra cứu được những thông tin nào, cách tra cứu mã định danh cá nhân nhanh chóng
-
Chồng được hưởng chế độ thai sản như thế nào khi vợ sinh con
-
5 cách kiểm tra đất có đang xảy ra tranh chấp hay không, ai cũng nên biết để không thiệt thòi