Người Trung Quốc có 1 câu rất hay rằng "Người ngoài năm mươi sẽ biết mệnh". Tức là từ độ tuổi này trở đi mới là thời điểm vàng quyết định tuổi thọ. Có nhiều người qua 50, cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thế nhưng hễ mắc bệnh hay gặp vấn đề gì sẽ thấy rõ là khả năng hồi phục lâu hơn, thậm chí là dễ gặp biến chứng hơn.
Độ tuổi từ 45- 59 tuổi thể lực không còn tốt, đây cũng là lúc các cơ quan dần lão hóa và các bệnh mãn tính tìm đến nhiều hơn. Đó là lý do vì sao đây là khoảng thời gian được mệnh danh là "thời điểm quyết định tuổi thọ". Trong giai đoạn này, có 3 bộ phận cần được bảo vệ nếu muốn sống thọ.
3 bộ phận cần được bảo vệ trong độ tuổi từ 45-59 để sống lâu
Mạch máu
Các mạch máu trong cơ thể chúng ta giống như "đường cao tốc", nó vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô khác nhau trên khắp cơ thể. Sau tuổi 45, nguy cơ nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu não, đột quỵ rất cao, do đó chúng ta cần lưu ý đến việc bảo vệ mạch máu.
Để bảo vệ mạch máu cần:
1, Ăn ít thực phẩm gây hại
Để giữ cho mạch máu khỏe mạnh bạn nên phòng ngừa các tác nhân làm hại mạch máu bằng cách ăn ít thức ăn có nhiều chất béo, nhiều muối và hàm lượng đường cao. Nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để giảm mức độ xơ cứng của mạch máu, duy trì sự đàn hồi của mạch máu, và giảm tỷ lệ mắc nhồi máu não.
2, Đừng để cơ thể thiếu nước
Ngoài oxy, cơ thể cũng rất cần nước để quá trình vận chuyển máu được trơn tru. Bổ sung nước kịp thời có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Người trưởng thành cần đảm bảo uống ít nhất 2500ml nước mỗi ngày, và phải uống từ từ để cơ thể hấp thụ tối đa.
3, Luôn lạc quan
Ngoài việc quan tâm đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, người 45-59 tuổi cũng nên chú ý đến việc điều chỉnh cảm xúc, tránh kích động quá mức để phòng tai nạn, ví dụ như đứt mạch máu não bởi các mạch máu vốn đã rất mỏng manh.
Thận
Thận là nguồn gốc của sự sống, có nhiệm vụ chuyển hóa chất thải và sản xuất nước tiểu, đồng thời có nhiệm vụ ổn định lượng nội tiết của cơ thể, đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
Sau tuổi 35, để bảo vệ thận cần:
1, Không nhịn tiểu
Nhịn tiểu lâu sẽ đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng bàng quang và tăng khả năng nhiễm trùng hệ tiết niệu. Thậm chí, nước tiểu quá nhiều có thể sẽ gây trào ngược lên bể thận, sẽ làm hỏng chức năng của thận.
2, Đừng lạm dụng trà đặc
Trà đặc chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên có thể gây hại cho thận bởi thận là cơ quan bài tiết chính florua. Khi cơ thể thu nạp lượng florua vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ khiến chất này tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Đôi chân
Khi bạn lão hóa, đôi chân là cơ quan già đi đầu tiên. Thật vậy, sau tuổi 45, các cơ và xương của chân cũng sẽ suy giảm, trong khi đó chân giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể, nó còn chứa các dây thần kinh nối trực tiếp với cơ quan nội tạng, vì thế chân là cơ quan rất nên được bảo vệ sau tuổi 45.
Để bảo vệ chân, bạn nên ngâm chân trong nước ấm mỗi tối. Chân bị tổn thương chủ yếu là do tuần hoàn máu kém, vì vậy bạn nên hình thành thói quen ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ để máu lưu thông tốt hơn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Bệnh tuyến giáp khiến phụ nữ khó thụ thai: Rất tiếc, nhiều người lại nhầm tưởng rối loạn "đèn đỏ" thông thường
-
Đêm ngủ nếu tỉnh giấc đúng 2 khung giờ này: Cảnh báo gan, phổi đang tổn thương nghiêm trọng
-
3 thời điểm không được dùng điện thoại vì dễ phát nổ, làm hỏng võng mạc và gây hại cho não
-
7 thói quen khi đi ngủ gây hại cho gan, muốn gan khỏe, sống lâu thì nên sửa ngay
-
8 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tim dễ bị nhầm là bệnh vặt, đặc biệt là dấu hiệu khi đánh răng