Đặt toàn bộ tiền tiết kiệm vào một chỗ
Gửi tất cả tiền tiết kiệm vào một tài khoản giúp bạn dễ dàng quan sát sự tăng trưởng của nó. Nhưng việc đưa tất cả tiền tiết kiệm của bạn vào một tài khoản có thể khiến bạn nghĩ rằng mình có sẵn nhiều tiền. Nó khiến bạn có thể mua sắm nhiều hơn, kể cả những thứ bạn không thật sự cần.
Bạn nên chia nhỏ các khoản tiết kiệm chẳng hạn một khoản để đi du lịch, một khoản để mua nhà, mua xe,…
Ngừng tiêu dùng
Khi bạn không tiêu tiền, bạn sẽ tiết kiệm được tiền. Điều này rất đúng. Nhưng nếu bạn tiết kiệm một cách tiêu cực thì bạn có thể phải chi trả nhiều hơn sau này.
Bạn nên ngừng mua những thứ không cần thiết nhưng không nên ngừng tiêu tiền vào những thứ có tính nền tảng, phòng ngừa. Chẳng hạn nếu bạn không đến nha sĩ kiểm tra răng, bạn có thể tiết kiệm được tiền hôm nay. Nhưng nếu điều đó dẫn đến bệnh về răng miệng thì bạn sẽ tốn khá nhiều chi phí cho việc điều trị sau này.
Ăn đồ ăn nhanh
Các món đồ ăn nhanh thường có giá rẻ hơn so với các món ăn đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên về lâu dài chúng có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng theo hướng tốn kém để điều trị. Ăn uống chất lượng kém với quá nhiều dầu mỡ và tinh bột khiến bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch, đột quỵ, tiểu đường loại 2, ung thư, béo phì,…
Mua đồ rẻ tiền, không mua theo giá trị sử dụng
Rất nhiều người có suy nghĩ mua đồ rẻ tiền thì tiết kiệm. Việc này không hẳn lúc nào cũng là tốt.
Nếu bạn mua một món đồ rẻ tiền thì chúng có thể nhanh hỏng. Sau 1 – 2 năm sử dụng bạn phải thay mới hoặc sửa chữa. Điều này khiến bạn phải tốn thêm chi phí. Nhưng nếu bạn bỏ nhiều tiền hơn từ đầu mua những thứ có giá trị thực sự thì bạn có thể dùng nó cả đời.
Tiết kiệm tiền mặt quá nhiều
Nhiều người thích tiết kiệm tiền mặt trong nhà. Họ có cảm giác an tâm khi nhìn thấy tiền của mình. Tuy nhiên, nếu để tiền mặt trong nhà bạn sẽ không tận dụng được lợi thế từ lãi suất gộp đến từ các hình thức như trái phiếu, tài khoản tiết kiệm,…
Bạn chỉ nên giữ một số tiền mặt đủ an toàn trong nhà và hãy đa dạng thêm các hình thức tiết kiệm khác.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Mùa dịch 'chi nhiều hơn thu', nắm vững quy tắc 50-30-20 để vừa có tiền chi tiêu vẫn có tiền tiết kiệm
-
4 cách làm giàu của người Do Thái, áp dụng sẽ thành công
-
Có ít tiền không đủ mua đất, nên đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm để hưởng lợi cao hơn?
-
Vợ thất nghiệp vẫn tiêu gần 25 triệu/tháng, đôi khi còn phải đi mượn, chồng chê "không biết giữ tiền"
-
Mùa dịch mất việc, hưởng ít lương: 3 nguyên tắc chi tiêu không bị túng thiếu