1. Không nói dối
Nói dối nhiều thành quen, nói dối lần 1 tất sẽ có lần 2, khi lời nói dối không che đậy được nữa thì dẫn đến hành động sai, tạo nghiệp sai… Hậu quả nghiêm trọng cái gốc cũng từ việc nói dối.
2. Không nói thêu dệt
Là không nói thêm bớt, 1 đồn 10, 10 đồn trăm, tam sao thất bản, thêm mắm dặm muối cho câu chuyện thêm phần ấn tượng, cuốn hút. Song sự thật thì ít mà nói láo thì nhiều, người nói vô tình, người nghe hữu ý, là nguồn cơn của xung đột không đáng có.
3. Không nói hai lời
“Trước mặt thơn thớt nói cười/Mà trong nham hiểm giết người không dao”. Mới khen người ta đó quay lưng đi liền nói xấu với người khác, đâm chọc chia rẽ, làm cho mọi người hiểu lầm nhau, khiến cho gia đình xào xáo đổ vỡ, có thể đưa đến những sự việc không thể cứu vãn được.
4. Không nói lời ác
Tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày xuống địa ngục không còn xa. Vì thế, chớ nên nguyền rủa người khác, cũng không nên nói lời tục tĩu khó nghe…
5. Không nên Vọng Ngữ
Vọng Ngữ là biết thì nói không biết, không biết thì nói biết. Đứng giữa đám đông nói lời không lợi ích, nói lời sai trái mà cứ cho là đúng, ví như chưa chứng mà nói đã chứng thì đó là đại Vọng Ngữ, cứ la làng lên ta là bậc tu đã giác ngộ, ta là thần thánh, ta có thể ban phước giáng họa… lợi dụng mọi người cung phụng cho mình… đó là Đại Vọng Ngữ, tội thật vô cùng lớn.
Tác giả: Mộc
-
Hàng xóm có 3 kiểu người chớ gần gũi, người thân có 3 kiểu nên tránh, đó là kiểu nào?
-
Cổ nhân nói: "Tháng sợ một nửa, năm sợ đông, người sợ 49", vì sao?
-
Tổ tiên mách bảo cách chọn vợ gả chồng: Gia đình tử tế sợ ba rò rỉ, 3 thứ đó là gì?
-
Cổ nhân nhắc rồi: Khi còn sống tuyệt đối không dùng 2 bữa, con cháu nghe theo kẻo họa đến bất ngờ
-
3 ''tai họa'' khó tránh đến tuổi trung niên, nếu vượt qua được chắc chắn hậu vận hưởng phúc dài