5 điều 'thầm kín' không ai nói khi đi khám phụ khoa: Chị em biết để chuẩn bị sẵn tâm lý

( PHUNUTODAY ) - Khám phụ khoa là trải nghiệm mà hầu hết chị em phụ nữ đều sẽ trải qua. Tuy nhiên, nó không hề dễ chịu chút nào, nhất là với người mới lần đầu khám sẽ 'ám ảnh' mãi.

Phàm là phụ nữ, việc đi khám phụ khoa sẽ không tránh khỏi. Có quá nhiều lý do để đi khám phụ khoa như viêm nhiễm, nấm ngứa, khám sáng lọc trước bầu... Nói chung, nguyên tắc để luôn khỏe mạnh chính là khám phụ khoa đúng lịch 6 tháng 1 lần.

Tuy nhiên, nhiều người ai ngại khi phải khám phụ khoa, vì cảm giác 'trần trụi' khiến họ ngại ngùng. Có 5 điều trước khi đi khám, chị em nên chuẩn bị sẵn tâm lý:

Cảm giác ngại ngùng khi nghe bác sĩ nói ‘cởi quần ra’

Tờ Sohu đưa tin về Axia – một phụ nữ 30 tuổi hiện đang sống ở Trung Quốc. Cô chia sẻ trải nghiệm lần đầu đi khám phụ khoa của mình với chiếc mỏ vịt. Cô kể lại rằng khi còn học cấp 3, cô vô tình bị viêm nhiễm do nấm. Vì cảm giác ngứa ngáy khó chịu nên đi nào về nhà việc đầu tiên cô làm cũng là đi tắm.

Mẹ cô thấy con ngày nào cũng không ăn uống, học bài như trước mà cứ về nhà là lao đi tắm nên thấy làm lạ và đưa cô đi bệnh viện khám. Đó cũng là lần đầu cô đi khám phụ khoa.

‘Sau một hồi chờ đợi, cuối cùng tôi cũng bước vào phòng. Phía sau tấm rèm là giường khám phụ khoa, trông nó có hơi giống với giường của nha sĩ nhưng có thêm 2 chỗ để giẫm lên. Đèn khám của bác sĩ soi rọi khiến tôi không khỏi sửng sốt’, cô kể lại ấn tượng ban đầu. Nhưng điều khiến cô ngạc nhiên hơn là bác sĩ chỉ hỏi mẹ cô vài câu rồi quay sang nói với cô: ‘Cởi quần ra, lên giường nằm đi’.

Mặc dù ngại ngùng nhưng cô vẫn nghe lời từ từ cởi quần dài ra, lảo đảo leo lên giường nằm. Vừa nằm xuống thì cô nghe tiếng bác sĩ nói: ‘Nhiễm nấm mốc, xuống đi’. Cô còn chưa kịp định hình thì đã theo bản năng mặc quần vào rồi được bác sĩ đưa cho đơn thuốc. ‘Tôi thẫn thờ bước ra ngoài, mẹ tôi cầm lấy đơn thuốc đi thanh toán tiền. Uống thuốc 2 ngày, tình hình của tôi đỡ hẳn’. Cô nói.

Mặc dù nó không gây đau đớn gì nhưng cô cảm thấy vô cùng ngại ngùng. Bởi, mình đã nằm ‘chềnh ềnh’ và khoa vùng tế nhị trước mặt người khác.

Cú chạm ‘thốn đến tận rốn’ của chiếc mỏ vịt

Sau này, khi đã lớn, cô cũng có đi khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Mặc dù đã có kinh nghiệm lần đầu nhưng động tác ‘mở tung’ phần dưới trước mặt người lạ vẫn khiến cô không thoải mái.

‘Tôi tự an ủi mình rằng bác sĩ cũng nhẹ nhàng lắm. Thế nhưng, cái chạm của mỏ vit vào cơ thể khiến các cơ căng và co lại khiến tôi khá đau đớn. Khi lấy mẫu xét nghiệm ung thư cổ tử cung, bạn sẽ có cảm giác rất…lạ. Đôi khi, có thể bạn sẽ bị chảy một chút máu trong vòng 1 – 2 ngày sau khi khám phụ khoa’, cô nói.

‘Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ thấy một người phụ nữ nào vui vẻ nói rằng: ‘tôi đang đi khám phụ khoa’. Hầu hết những gì tôi thấy là sự sợ hãi, xấu hổ và lo lắng’, cô chia sẻ.

Cần chuẩn bị tâm lý vì rất có thể sẽ ‘được’ bác sĩ nam thăm khám

Có nhiều người khi đi khám gặp bác sĩ nam rất ngại ngùng. Thậm chí có người còn…bỏ về giữa chừng, không khám nữa vì gặp bác sĩ nam. Tuy nhiên, mọi người không nên hoang mang quá. Việc gặp bác sĩ nam là điều có thể hiểu vì ngành nghề nào cũng sẽ có nam có nữ.

Bình thường, trong phòng khám sẽ có bác sĩ và y tá chứ không phải chỉ có mình bác sĩ nam và bạn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng. Hơn nữa, một ngày bác sĩ sẽ khám cho rất nhiều người.

Với họ, việc thăm khám cho chị em chỉ đơn thuần là công việc. Vì thế, bạn cứ mạnh dạn vào khám nhưng hãy quan sát, chỉ khám khi có đầy đủ bác sĩ kèm y tá nữ thôi nhé. Việc này nhằm bảo vệ chính bản thân bạn thôi.

Nên đi khám phụ khoa vào đúng thời điểm

Theo các chuyên gia, chị em nên tiến hành khám định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, chị em cũng có thể đi khám nếu có triệu chứng sau: Kỳ nguyệt sự không đều, đau rát ở vùng tế nhị, bị xuất huyết tự nhiên hoặc sau ‘yêu’, chỗ nhạy cảm bị nổi mụn, tấy đỏ bất thường, khí hư có mùi hôi, đổi màu… Đi khám vào những thời điểm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ.

Một số lưu ý khác

Khi đi khám phụ khoa bạn cũng nên:

+ Không khám vào ngày ‘dâu’ rụng mà chờ ít nhất 3 – 5 ngày sau khi sạch sẽ.

+ Tránh ‘yêu’ hoặc đặt các loại thuốc trong khoảng 2 ngày trước khi khám.

+ Vệ sinh sạch sẽ nhưng không nên dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn hoặc thụt rửa.

+ Không dùng rượu bia, chất kích thích

Ngoài ra, bạn cũng nên mặc đồ rộng rãi, nhịn ăn sáng và chỉ uống nước bù trừ, chuẩn bị chi phí kèm theo để dự phòng.

Tác giả: Thạch Thảo