Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán
Đây là khoản tiền mà tất cả người lao động đều sẽ được nhận khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động (trong đó có tiền lương).
Thời hạn thanh toán khoản tiền này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày trong các trường hợp:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Như vậy, trong thời hạn theo quy định nêu trên thì người lao động sẽ được chi trả tiền lương cho những ngày mình làm việc mà chưa được thanh toán.
Trợ cấp thôi việc
Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ nhận được khoản trợ cấp thôi việc khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019.
- Làm việc thường xuyên cho cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện trên, mỗi năm làm việc người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Cách tính trợ cấp thôi việc:
Tiền trợ cấp thôi việ/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp
Trong đó:
- Tiền lương để tính trợ thôi việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp mất việc làm.
Tiền phép năm
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, tùy vào đối tượng lao động và điều kiện làm việc thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ phép năm từ 12 - 16 ngày.
Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, ngoài tiền lương, người lao động còn được nhận tiền phép năm mà người lao động chưa nghỉ hết nếu do thôi việc hoặc mất việc làm.
Trợ cấp mất việc làm
Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động nghỉ việc được trả trợ cấp mất việc làm khi có đủ 2 điều kiện:
- Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019;
- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Như vậy, nếu đáp ứng 2 điều kiện trên, người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán trợ cấp mất việc, cứ mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương. Cụ thể:
Mức trợ cấp mất việc làời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấpTrong đó:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Tiền trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả không phải người sử dụng lao động. Tuy nhiên để được hưởng khoản tiền này, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động;
- Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, người lao động đủ điều kiện sẽ được trả trợ cấp thất nghiệp theo Điều 50 Luật Việc làm 2013, như sau:
Mức hưởng hàng tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%
Ngoài 5 khoản tiền nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm các quyền lợi khác tùy theo nội dung hợp đồng mà người lao động đã ký kết hoặc thỏa ước với người sử dụng lao động về các khoản tiền sau khi nghỉ việc.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Lần đầu tiên tại Việt Nam: Công bố ca song thai cùng trứng khác giới tính, thế giới mới ghi nhận 1 trường hợp
-
5 trường hợp chạy xe quá chậm sẽ bị xử phạt, cao nhất tới 1 triệu đồng
-
Ảnh hưởng không khí lạnh lệch đông, miền Bắc sắp chuyển mưa dông
-
Ý nghĩa quan trọng của dãy số ở mặt sau CCCD gắn chip, ai cũng cần biết
-
Không mang theo bảo hiểm xe máy khi đi trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?