1. Men gan tăng cao
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng men gan tăng cao và viêm gan là nguyên nhân hàng đầu. Thông thường, sự tăng của men gan sẽ tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan.
Chén rượu mừng xuân, chén rượu chúc tết khiến khó ai có thể từ chối vào đầu năm. Chính vì tâm lý đầu “xuân về không rượu chẳng có xuân” mà lượng bia rượu nạp vào cơ thể mỗi người thường cao hơn ngày thường rất nhiều. Tiệc tùng, nhậu nhẹt liên miên khiến gan của chúng ta phải làm việc quá tải làm lượng chất độc tích tụ trong cơ thể ngày một tăng cao. Từ đó tế bào gan dần bị phá hủy dẫn tới viêm gan cấp tính với nhiều triệu chứng. Khi các tết bào gan bị phá hủy, men gan sẽ giải phóng vào máu gây nên tình trạng men gan cao.
Tình trạng viêm kéo dài khiến tế bào gan bị hư hại, hình thành các mô sẹo gây xơ gan, kết hợp với các tác nhân khác sẽ dẫn tới ung thư gan. Các biến chứng của viêm gan thường đến sớm và nhanh nếu bệnh nhân đồng thời có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên như nhiễm siêu vi và lạm dụng rượu bia.
2. Bệnh Gout
Vào dịp tết thật khó để cưỡng lại những món ngon trong mâm cỗ mừng xuân hay những buổi liên hoan, hội họp – đây là nguyên nhân chính gây nên những cơn gout cấp tính ở bệnh nhân Gout tiềm tang và khiến mức độ bệnh nặng hơn ở những bệnh nhân giai đoạn sau. Thực đơn của các bữa tiệc, bữa ăn tết thường bao gồm các món từ thịt bò, thịt trâu, thịt dê,… với cách chế biến vô cùng hấp dẫn và ngon miệng làm tăng nguồn tổng hợp acid uric ngoại sinh và tăng lắng đọng tinh thể urat tại các mô đặc biệt là tại các khớp. Những tinh thể urat này thu hút các bạch cầu và kích hoạt phản ứng viêm tại khớp dẫn đến sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
Thông thường ở những bệnh nhân có tăng acid uric mà chưa có biểu hiện thì việc khởi phát cơn gout cấp thường xuyên xuất hiện ở khớp ngón chân cái. Đặc biệt là trong những dịp này thì cơn gout cấp chủ yếu gặp ở những bệnh nhân mắc gout tiềm tàng vì người bệnh chưa chú ý nhiều tới chế độ ăn uống.
Người bệnh gout cần tránh những đồ ăn giàu nhân purin và đạm và đặc biệt là các loại thịt đỏ, những sản phẩm từ thịt lên men, một số loại rau như súp lơ, cải xanh … và các loại đậu…
3. Tiêu chảy
Trong dịp tết, thức ăn thường được chế biến sẵn để dự trữ sử dụng trong vài ngày đồng thời khi đồ ăn đã nấu chín thường để lâu bên ngoài môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển – nguyên nhân hàng đầu của bệnh tiêu chảy. Bênh cạnh đó cũng có những trường hợp ăn những đồ ăn lạ hoặc những món ăn kỵ nhau gây tiêu chảy. Với bệnh nhẹ sẽ khỏi khi thức ăn bị phân hủy hết nhưng nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài 24h thì cần nghĩ tới trường hợp ngộ độc và cần tới các cơ sở y tết để khám chữa và điều trị.
Để đề phòng tình trạng trên, chúng ta cần thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo quản tốt thực phẩm đã sơ chế hay chế biến.
4. Mỡ máu
Thức ăn ngày tết đa phần đều chưa nhiều cholesterol, chất béo, bột đường – là những yếu tố dẫn tới nguy cơ mỡ máu cao. Chất mỡ dung nạp tăng đột ngột khiến cơ thể không kịp chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol dư thừa, chứng sẽ bám vào các thành mạch gây xơ vữa mạch máu, vỡ mạch máu dẫn tới tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ĐỒng thời, chế độ sinh hoạt dịp tết không điều độ cũng gây rối loạn sự cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo tạo điều kiện phát sinh gan nhiễm mỡ.
Những người mắc mỡ máu thường được khuyên nên hạn chế các món ăn chiên xào, nội tặng, bánh chưng, giò chả.
5. Cảm lạnh, cảm cúm, bệnh đường hô hấp
Sự thay đổi liên tục, đột ngột của thời tiết là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu khiến những căn bệnh như sốt, cảm, viêm họng, đau nhức đầu, đau nhức toàn cơ thể… lại được dịp tìm đến bạn. Tiết trời ẩm và không khí lạnh, ấm thất thường rất dễ khiến bệnh phát tác trong người. Nếu tình trạng bệnh kéo dài quá một tuần thì rất có thể bạn đã gặp biến chứng nặng hơn như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản…
Tác giả: Lại Thị Phượng