5 loại nước uống thường xuyên có thể gây ngộ độc, tạo sỏi, sinh bệnh: Hàng triệu người Việt vẫn dùng

( PHUNUTODAY ) - Những loại nước này khá phổ biến trong gia đình Việt, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sinh bệnh.

Nước là thành phần quan trọng để duy trì sự sống. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt. Có một số loại nước chúng ta tưởng rằng tốt, thường sử dụng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sinh bệnh.

Giống như trường hợp dưới đây, tại Tứ Xuyên - TQ, có 2 trẻ sơ sinh bị ngộ độc nitrit được điều trị, nguyên nhân là do cha mẹ sợ con mình bị nóng trong vì uống sữa bột. Họ cho rằng nước rau ngót có thể hạ hỏa nên mới dùng nước luộc rau thay nước lọc để pha sữa cho con khiến 2 cháu bé bị ngộ độc, toàn thân tím tái, thiếu oxy nặng, rất may sau khi được cấp cứu kịp thời cả 2 đã thoát khỏi cơn nguy kịch.

Đây chỉ là một trong số những ví dụ liên quan đến tác hại của việc dùng sai các loại nước để tiêu thụ trong ngày. Chúng ta đều biết thường xuyên uống nước ngọt và nước có ga sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khỏe nhưng lại không ngờ rằng còn nhiều loại nước khác cũng rất quen thuộc đang đe dọa đến cuộc sống của cả gia đình bạn.

Dưới đây là 5 loại nước nên hạn chế hoặc không nên sử dụng để tránh nguy hại cho sức khỏe.

Nước nấu/luộc rau

Cái gọi là "nước rau" là nước còn lại sau khi nấu rau với nước. Nước rau có uống được hay không còn phụ thuộc vào loại rau đó là loại rau gì, đối tượng uống, liều lượng uống.

Nhiều loại rau lá xanh, rau ăn củ có chứa lượng lớn nitrat, trong quá trình nấu ăn nitrat sẽ xâm nhập vào nước, dưới tác động của vi khuẩn… nó bị khử thành nitrit. Nitrit được tiêu thụ quá nhiều có thể gây ngộ độc, ăn trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư.

Trẻ còn nhỏ, khả năng tự điều chỉnh kém, liều lượng gây ngộ độc cũng rất thấp, do đó trẻ uống nước rau như vậy dễ bị ngộ độc hơn người lớn. Ngay cả người lớn cũng không nên dùng nước rau thay nước uống bình thường.

Ngoài nitrit, một số loại rau có hàm lượng axit oxalic cao như rau câu, chân vịt, rau muống, củ cải, cải bẹ xanh, mướp đắng, măng, hạt dẻ... Những loại rau có vị đắng nhẹ cho thấy lượng axit oxalic cao. Nếu chế biến chúng nên chần trước khi nấu, và nước rau lúc này vì chứa nhiều axit oxalic có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi nên không thích hợp để uống.

Nước quá lạnh/quá nóng

Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không phù hợp để uống.

Nước nóng dễ làm bỏng khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày. Uống quá nhiều nước và đồ ăn nóng được coi là nguyên nhân vật lý gây ra bệnh ung thư đường tiêu hóa trên. Đồ uống nóng trên 65 độ C được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại là chất gây ung thư 2A.

Trong khi đó, nước quá lạnh có thể gây co thắt đường tiêu hóa.

Tốt nhất là uống nước ấm, nhiệt độ nước khoảng 40 độ C. Nhiệt độ này gần với nhiệt độ của cơ thể người, sẽ giúp bạn cảm thấy rất dễ chịu, cơ thể người dễ hấp thụ.

Nước thô

Nguồn nước thô chưa được xử lý bằng các biện pháp hữu hiệu có thể chứa clo, vi khuẩn, trứng côn trùng, các chất hữu cơ còn sót lại… tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe con người, có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính và một số bệnh truyền nhiễm.

Nước muối nhạt

Nước muối nhạt là loại nước chứa lượng nhỏ muối, có thể làm tăng huyết áp và kích thích niêm mạc dạ dày khi uống vào.

Dù rằng nó có tác dụng ức chế vi khuẩn và bổ sung chất điện giải nên rất thích hợp để uống trong trường hợp viêm miệng, tiêu chảy; hoặc dùng để sát trùng khoang miệng, nhưng bạn tốt nhất nên hạn chế sử dụng. Cách dùng nước muối nhạt an toàn nhất là súc miệng, sau đó phải nhổ đi.

Nước bình trong hơn 7 ngày

Do có nhiều đầu vào và đầu ra nước nên rất khó để khử trùng hoàn toàn vòi uống. Khi nước trong vòi giảm dần, vi khuẩn sẽ phát triển trong vòi uống, vì vậy cần phải chú ý vệ sinh thường xuyên.

Nước trong bình cũng có hạn sử dụng, nói chung là không quá 7 ngày là thích hợp.

Tác giả: Thạch Thảo