Bông cải xanh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bông cải xanh là loại rau được ví như nhân sâm ngàn năm giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp. Theo những nghiên cứu gần đây trên các biểu mô, tế bào và chuột cho thấy một lượng sulfur rất lớn có trong bông cải xanh (sulforaphane) có tác dụng phong tỏa các enzyme phá hoại và làm tổn thương sụn. Người ta cho rằng việc đưa bông cải xanh vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp làm chậm và thậm chí ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Đồng thời, trong bông cải xanh còn chứa chất sulforaphane trong bông cải xanh cũng đã được nghiên cứu cho thấy có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, là nguyên nhân tăng trưởng khối u phòng ngừa bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.
Rau dền
Rau dền là loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Loại rau này được ví là loại rau "trường thọ", "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc". Đây là loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi.Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Chính vì thế đây là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Rau dền phù hợp sử dụng mùa hè giúp giải nhiệt, giải độc cực tốt.
Rau bina
Rau bina hay còn gọi là rau cải bó xôi có chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, nếu bạn thường xuyên ăn rau bina còn gúp ngăn ngừa sự lão hóa, giúp bạn kéo dài tuổi thọ vô cùng tốt. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nhiều sắt, canxi rất tốt cho xương khớp cũng như tăng cường máu não phòng ngừa bệnh hoa mắt chóng mặt vô cùng tốt.
Thêm vào đó, rau bina còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể chế biến rau bina thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo sở thích của gia đình mình.
Lá hẹ
Trong y học cổ truyên thì lá hé được mệnh danh là rau của thận, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy tiêu hóa. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…
Đồng thời, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,... Đặc biệt, với phần gốc hay còn gọi là rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Đối với phần hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Nấm hương
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì nấm hương được ví như "Vua của các loại nấm" bởi ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá. Chúng thường được dùng để nấu canh và chế biến các món xào.
Trong y học cổ truyền thì loài nấm hương thường được sử dụng để chữa trúng gió, đau đầu, chóng mặt và bệnh dạ dày. Còn trong y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm hương tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các khối u và ngăn ngừa K vô cùng tốt.
Tác giả: Min Min
-
Thịt bò ngon bổ nhưng người mắc 4 bệnh này chớ nên ăn kẻo hại nhiều hơn lợi
-
Phụ nữ kinh nguyệt ít, không đều là do thiếu hụt nội tiết tố: Ăn thật nhiều '1 thứ trắng, 2 thứ vàng'
-
Viêm đường tiết niệu nữ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách trị
-
Rửa đũa kiểu này chẳng khác nào mở đường cho virus, vi khuẩn vào cơ thể: 90% gia đình mắc phải
-
3 tác dụng phụ phổ biến nhất của tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19