Rau lang
Rau lang tuy không được nhiều người thích nhưng ngọn và lá rau lang lại có chứa vitamin B6 nhiều gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần vitamin B gấp 10 lần củ khoai.
Không chỉ thế, rau lang còn có hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú. Nó cũng có nhiều vitamin A, C, K, B1, B2, B3, axit folic, chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.
Loại rau dân dã này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan, K dạ dày, giảm stress, hỗ trợ giảm cân, phòng khối u, kháng viêm, chữa táo bón, cải thiện hệ miễn dịch. Đặc biệt, nó còn có thể phòng các bệnh lây truyền.
Ớt
Chất capsaicin trong ớt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng hòa tan máu đông, chống viêm nhiễm. Chất này còn làm chậm sự phát triển, thậm chí giết chết tế bào K mà không gây tổn hại đến các tế bào xung quanh.
Rau đắng
Các chất chống oxy hóa trong rau đắng giúp loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất làm cho tế bào chết hoặc đột biến thành K. Bổ sung rau này vào chế độ ăn hàng tuần giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường quá trình trao đổi chất. Chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa một số loại K. Nghiên cứu đang tiếp tục chứng minh các thành phần trong rau đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự lây lan của bệnh này.
Lưu ý: Việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích và rau đắng cũng không ngoại lệ. Chỉ nên bổ sung khi cần giảm bớt triệu chứng hoặc bệnh, không nên ăn thường xuyên trong hơn 12 tuần. Riêng bệnh nhân hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết không nên dùng rau này.
Rau dền
Loại rau này ở vùng quê nhiều khi người ta còn chả cần trồng mà nó tự mọc lên. Rau dền rất dễ sống nên có thể người ta không cần tưới đẫm thuốc trừ sâu.
Rau dền có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, bổ sung sắt cho cơ thể. Đây là loại rau được khuyến cáo nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày nhất là với những người bị thiếu máu do thiếu sắt.
Tại các nước như Ấn Độ, Philippines, rau dền còn được dùng để trị đái tháo đường và bệnh thiếu máu. Một số nghiên cứu cũng chứng minh nó có đặc tính chống khối u, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Nghiên cứu năm 2018 từ các nhà khoa học Việt Nam cũng tìm ra hợp chất quý từ cây rau dền có thể gây đ ộ c tế bào K.
Cà tím
Nhờ lớp kết cấu dày và chắc chắn của vỏ nên cà tím hầu như không có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu. Hơn nữa, sâu bọ cũng không thích lớp vỏ quá láng mịn của cà tím.
Trong cà tím có chứa nhiều chất xơ, đồng, mangan, thiamine, vitamin và khoáng chất. Hợp chất phenolic trong loại quả này hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa. Nó giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
Chất xơ, kali, vitamin C, B6 cùng chất chống oxy hóa trong cà tím đều rất có ích với sức khỏe tim mạch. Một bài đánh giá năm 2019 cho thấy: Thường xuyên ăn thực phẩm có chứa flavonoid, bao gồm cả anthocyanins có thể làm giảm dấu hiệu viêm. Nhờ đó, bảo vệ tim mạch khỏe mạnh. Mà hàm lượng chất này trong cà tím không hề nhỏ.
Hơn nữa, chúng còn có thể bảo vệ cơ thể khỏi tế bào K. Ăn cà tím trong thời gian dài còn giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u và sự lây lan của tế bào K, phòng ung thư di căn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Đây là 4 loại cá "bẩn nhất chợ", người mua nên cân nhắc kỹ trước khi mang về nhà ăn
-
5 loại rau quý hiếm trên thế giới, giá đắt hơn thịt, cực kỳ nhiều dinh dưỡng giới siêu giàu thích ăn
-
8 loại rau giàu canxi hơn cả sữa, chợ nào cũng có: Chăm ăn để không phải lo bệnh xương khớp
-
9 bộ phận 'bẩn' nhất của lợn, ăn càng ít càng tốt kẻo rước độc vào người, món thứ 4 nhiều người mê
-
5 năm “khô hạn”, ngại gần chồng và bí quyết tìm lại “lửa yêu” sau 3 tháng