Vì phổi tương đối mỏng manh, dễ tổn thương nên cần chăm sóc kỹ lưỡng. Hiện nay tình hình dịch bệnh phức tạp, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn nhiều thực phẩm màu trắng dưới đây để giúp bảo vệ phổi và tăng cường sức đề kháng.
Củ mài
Không chỉ dùng để làm món ăn, củ màu còn là vị thuốc vô cùng tốt. Khoai mỡ hay củ mài có chứa nhiều protein và carbohydrate. Ngoài ra, loại củ này cũng giàu kali, magie và các nguyên tố khoáng chất khác. Vì vậy, củ mài có chức năng bổ sung sinh dưỡng cho cơ thể, tạo ra interferon giúp chống lại vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch.
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trong củ mài cũng giúp cải thiện lưu lượng máu mạch vành và vi tuần hoàn, có thể điều trị viêm phế quản mãn tính, bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực,…
Nếu thấy có hiện tượng như miệng khô, rát họng, ho khan,… thì bạn nên ăn các món chứa củ mài. Đây cũng là một sản phẩm dưỡng tâm, an thần và là sản phẩm hàng đầu để dưỡng phổi.
Quả lê
Quả lê vẫn được biết đến với chức năng hỗ trợ làm sạch phổi. Loại quả này có chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C,… Chính vì vậy, ăn lê có thể giúp cải thiện tình trạng viêm của người bệnh viêm phổi.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, vì lê là thực phẩm có tính lạnh nên nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn trực tiếp. Bạn có thể cắt lê vào nước và nấu chín lên để ăn. Bệnh nhân viêm phổi bị yếu lá lách dạ dày cũng có thể áp dụng cách này.
Củ cải trắng
Củ cải trắng có chứa nhiều glucose và fructose, chất xơ thô, khoáng chất và protein. Vì vậy, ăn củ cải trắng có thể cải thiện tình trạng ho, hen suyễn và các chứng khó chịu khác do phổi kém gây ra.
Ngoài ra, bạn có thể ăn củ cải trắng để cải thiện tình trạng loét khoang miệng do nhiệt.
Một lưu ý là không ăn củ cải trắng cùng mộc nhĩ. Kết hợp 2 loại thực phẩm này có thể gây dị ứng hoặc viêm da.
Ngoài ra, củ cái trắng là thực phẩm có tính lạnh nên cũng không thích hợp với người bị bệnh dạ dày, tỳ vị hư yếu.
Mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các khối u ác tính. Thực phẩm này cũng giúp bảo vệ phổi và trì hoãn sự lão hóa của cơ thể.
Mỗi một cách chế biến mộc nhĩ trắng khác nhau sẽ giúp mang đến lợi ích khác nhau. Chẳng hạn dùng mộc nhĩ trắng với hạt sen giúp thanh nhiệt, bổ tỳ vị. Súp mộc nhĩ trắng đường phèn giúp bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư có ho khan, ho ra máu.
Cải thảo
Cải thảo có tác dụng thanh nhiệt. Khi ho nhiều đờm, ăn cải thảo có thể giúp giảm ho, giảm đờm. Hàm lượng vitamin C trong cải thảo có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể sau khi ăn.
Với hàm lượng nước phong phú, cải thảo có thể giữ ẩm cho phổi và cổ họng, đồng thời cũng có thể cung cấp đủ chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình bài tiết phân.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
F0 tự ý dùng kháng sinh để ngừa virus 'ăn' vào phổi: Bác sĩ nói nguy hiểm, chỉ hại cho gan thận
-
6 thực phẩm tựa "máy hút bụi" cho lá phổi: F0 nên ăn để tăng đề kháng cho hệ hô hấp
-
Đêm nào cũng thức giấc vào khung giờ này chứng tỏ phổi đang suy kiệt, theo dõi kỹ để tránh biến chứng
-
Thực phẩm mát gan - bổ phổi, nên ăn thường xuyên để tăng cường sức đề kháng
-
F0 khỏi bệnh có bị tổn thương phổi hay không?