Cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh trong thời gian dài. Da cũng có thể gặp tình trạng này nếu tiếp xúc với những nguồn ánh sáng nhân tạo mạnh khác.
Sử dụng nước mát làm dịu da
Việc đầu tiên cần làm sau khi đi ngoài trời nắng, bạn cần ngâm tay trong nước mát hoặc để tay dưới vòi nước chảy liên tục đến khi nào da cảm thấy dịu, không còn cảm giác nóng rát. Không cần thiết phải sử dụng nước đá vì có thể gây bỏng nặng thêm cho da, chỉ cần dùng nước sạch mát bình thường để làm dịu da.
Thoa gel nha đam làm mát da
Nha đam, hay còn gọi là lô hội, là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng trong làm đẹp bởi khả năng cấp ẩm rất tốt mà nó mang lại. Thoa nha đam lên bề mặt da bị cháy nắng sẽ giúp làm mát, làm dịu da, giảm kích ứng, thúc đẩy quá trình hồi phục một cách nhanh chóng.
Dùng baking soda và bột yến mạch
Biện pháp này có thể giúp giảm nhẹ các tổn thương da do ánh nắng mặt trời và cung cấp độ ẩm cho da hồi phục. Chỉ cần pha một vài muỗng baking soda vào bồn tắm với nước mát và ngâm mình trong đó khoảng 15 đến 20 phút.
Thêm bột yến mạch vào hỗn hợp ngâm mình sẽ tăng thêm hiệu quả làm dịu tình trạng kích ứng.
Dưỡng ẩm cho da
Sau các bước xử lý ban đầu khi da bị cháy nắng, cần thoa kem dưỡng ẩm để chăm sóc tốt cho làn da. Đối với làn da đang nhạy cảm, nên ưu tiên các sản phẩm chăm sóc da có thành phần lành tính, dịu nhẹ, không chứa chất tạo hương, tạo màu. Thoa lặp lại nhiều lần để giữ ẩm cho vùng da bị bỏng hoặc sẽ diễn tiến đến bong tróc trong vài ngày tới.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung nhiều nước, trái cây và rau củ để tăng cường phục hồi da từ bên trong. Khi tình trạng đau rát kéo dài kèm theo nổi nhiều mụn nước, bạn nên đi thăm khám.
Phòng ngừa cháy nắng
Cần sử dụng kem chống nắng phổ rộng, có hiệu quả bảo vệ da khỏi UVA, UVB và thoa lại sau mỗi 2 giờ. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên sản phẩm có tính chống nước, chống trôi nếu thường xuyên hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó, nên lựa chọn các trang phục dài tay, đội nón rộng vành và đeo kính râm.
Cháy nắng có thể chia ra nhiều mức độ. Trong trường hợp tổn thương nhẹ, làn da có biểu hiện ửng đỏ, cảm giác rát nhẹ và nóng râm ran khi chạm vào. Da bị cháy nắng nặng hơn có cảm giác bỏng rát, châm chích, sưng nề, thậm chí xuất hiện mụn nước hay phồng rộp da. Vì vậy khi cháy nắng cần phải tích cực chăm sóc và cấp cứu làn da.
Tác giả: Hạ Anh
-
Mẹo làm đẹp với nha đam giúp làn da căng mịn, đẹp không tỳ vết
-
5 mẹo chọn kem chống nắng bảo vệ da hiệu quả mà tiết kiệm tiền trong mùa hè nắng nóng gay gắt
-
5 loại dù "ăn thả ga" cũng không lo béo còn giúp giảm cân nhanh
-
Một trong "tứ đại mỹ nhân" Hoa Ngữ bật mí mẹo ăn uống rất đặc biệt để luôn giữ nhan sắc kiều diễm
-
Những thói quen xấu trước khi ngủ đang âm thầm hủy hoại nhan sắc bạn