4 ngành nghe tên rất sang, điểm đầu vào không tầm thường, nhưng ra trường dễ thất nghiệp hoặc làm trái nghề

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn đang băn khoăn về việc chọn ngành chọn nghề cho tương lai của mình, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để có hướng đi tốt nhất.

 

Ngành Sư phạm

Ngành sự phậm chính là khối ngành đang được Bộ GD-ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT thì hiện nay cả nước ta đang có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp. 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.

Sở dĩ dẫn tới việc dư thừa nhân lực lớn như vậy là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên sinh viên các ngành sư phạm quá tải dẫn đến việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.

Ngành cử nhân lịch sử

Đứng thứ 2 trong danh sách những ngành học có điểm đầu vào cao nhưng ra trường dễ thất nghiệp là cử nhân lịch sử. Công việc của các cử nhân lịch sử là những người nghiên cứu, phân tích, đánh giá các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, sau đó chia sẻ kiến thức và thông tin chính xác có được cho cộng đồng. Nghiên cứu lịch sử đòi hỏi nhiều kỹ năng, đam mê và có nhiều khó khăn, thử thách.

Nhưng trên thực tế thì đa số sinh viên theo học ngành này đều có ý định học thêm một nghiệp vụ sư phạm để theo nghề dạy học. Vì vậy, cơ hội xin việc càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Thực tế chứng mình rằng có nhiều cử nhân, thạc sĩ chấp nhận làm những công việc trái ngành nếu không muốn thất nghiệp.

Ngành văn học và ngôn ngữ Trung quốc

Ngành văn học ngôn ngữ Trung Quốc là một tổ hợp ngành bao gồm 5 chuyên ngành nhỏ đó là chuyên ngành Văn kiện cổ điển Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, Giáo dục Quốc tế Hán ngữ, Ngôn ngữ Trung Quốc và chuyên ngành Văn học Ngôn ngữ Trung Quốc.

Với một vốn kiến thức về tiếng Trung được đào tạo vô cùng bài bản và vững chắc, sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành thuộc khối ngành Văn học ngôn ngữ Trung Quốc có đầy đủ khả năng và năng lực đảm nhiệm các công việc như: phóng viên, biên tập viên phiên dịch,... Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường đại học lại không quá chú trọng đến giảng dạy chuyên ngành này, dẫn đến việc truyền tải nội dung bài học cho sinh viên quá khó khăn và dẫn đến việc tỉ lệ sinh viên ra trường có được công việc ổn định là cực thấp.

Ngành công nghệ môi trường

Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.

Tuy nhiên, với công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.

Ngành xã hội học

Hiện này có rất nhiều trường đại học mở ngành xã hội học là những người sẽ làm công việc công đồng. Tuy nhiên, công việc cụ thể như thế nào thì hầu hết các em sinh viên đều rất mơ hồ về điều này.

Thực tế cho thấy hầu hết các em học trong ngành này sau khi ra trường đều đi làm trái ngành, trái nghề hiếm hoi mới có người làm đúng nghề của mình. Bởi hiện tại Việt Nam ngành học này chưa thật sự quá cần thiết

Tác giả: Min Min