Trong mùa hè, chi phí sử dụng điện thường tăng cao, điều này có thể là một vấn đề lo lắng cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, có nhiều thay đổi nhỏ mà bạn có thể thực hiện để giúp tiết kiệm điện, và một trong số đó là chú ý đến chế độ chờ.
Khi thiết bị được đặt vào chế độ chờ, nó không hoàn toàn tắt mà chỉ chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng. Điều này cho phép chúng ta dễ dàng bật lại nhanh chóng khi cần thiết.
Có hai loại chế độ chờ: thụ động và chủ động. Trong chế độ chờ thụ động, như điều hòa, tivi, hoặc bộ sạc, thiết bị vẫn cắm điện nhưng không tiêu thụ năng lượng đáng kể. Tuy nhiên, có những thiết bị sử dụng chế độ chờ chủ động, nghĩa là chúng vẫn tiêu thụ năng lượng mặc dù không hoạt động. Theo thống kê, chế độ chờ chủ động có thể tăng lên gấp 5 đến 10 lần so với chế độ chờ thụ động.
5 thiết bị "ngốn điện" hơn điều hòa, dùng xong nhớ rút phích cắm ra
Tivi
Việc tắt TV bằng remote chỉ đơn giản là chuyển TV sang chế độ chờ mà không tắt hoàn toàn nguồn điện. Do đó, TV vẫn tiêu thụ một lượng điện nhất định nếu bạn không rút dây nguồn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên rút dây nguồn đột ngột vì điều này có thể gây hại cho tuổi thọ của TV, và rút điện khi TV chưa được tắt nguồn cũng có thể gây ra chập cháy điện.
Vì vậy, nếu gia đình thường xuyên sử dụng TV, bạn nên tắt TV bằng điều khiển trước khi rút dây nguồn, tránh rút điện đột ngột. Trong trường hợp gia đình không sử dụng TV trong một thời gian dài hoặc khi có điều kiện thời tiết bất lợi như giông sét, hãy tắt TV bằng điều khiển trước khi rút dây nguồn để đảm bảo an toàn.
Tủ lạnh/tủ đông
"Tủ lạnh/ tủ đông thường cần hoạt động liên tục, vì vậy không có gì lạ khi chúng chiếm hơn 12% tiêu thụ điện năng của một gia đình," Natalia chia sẻ.
Dĩ nhiên, không thể tắt tủ lạnh/tủ đông khi chúng không sử dụng, nhưng Natalia cho biết có nhiều biện pháp giúp bạn chỉ tiêu thụ mức điện tối thiểu cho tủ lạnh/tủ đông. Việc làm sạch tủ lạnh thường xuyên, cả bên ngoài và bên trong, là biện pháp đơn giản nhất để tiết kiệm điện. "Khi bạn loại bỏ thực phẩm hết hạn sử dụng, tủ sẽ không cần phải làm việc nhiều hơn để giữ mát hoặc đông lạnh, từ đó giúp tiết kiệm điện," cô nói.
Bình nước nóng
Nhiều người thường không rút phích cắm của bình nước nóng sau khi tắm, nhưng thực tế việc này tiêu tốn rất nhiều năng lượng điện. Khi nhiệt độ bên trong bình nước nóng thấp hơn nhiệt độ được cài đặt, máy nước nóng điện sẽ kích hoạt và tự động làm nóng nước.
Điều này dẫn đến việc tiêu tốn năng lượng và làm tăng chi phí điện mà chúng ta không hề hay biết. Do đó, luôn nhớ rút phích cắm của bình nước nóng khi không sử dụng để tiết kiệm năng lượng.
Bàn là (bàn ủi)
Bàn ủi cũng là một trong những thiết bị điện góp phần vào việc tiêu thụ điện năng. Mặc dù có kích thước nhỏ gọn, nhưng một chiếc bàn ủi lại có công suất tương đương với một chiếc máy lạnh 750 W.
Nếu trong gia đình bạn sử dụng bàn ủi khoảng 10 giờ mỗi tuần, lượng điện tiêu thụ cũng sẽ lớn lên đáng kể, lên đến 30 kWh. Vì vậy, để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế sử dụng bàn ủi trong gia đình.
Cục sạc điện thoại cắm trong ổ điện
Có lẽ một số bạn có thói quen để cục sạc điện thoại cắm trong ổ điện sau khi đã sạc đầy, phải không? Thực tế, cục sạc vẫn tiêu thụ một lượng điện nhất định ngay cả khi không kết nối với thiết bị nào.
Tuy tiêu thụ điện không lớn, nhưng đừng quên việc để cục sạc trong ổ cắm có thể gây ra việc lão hóa sớm của nó và thậm chí gây ra nguy hiểm về điện, thậm chí là chập cháy. Vì vậy, sau khi sử dụng xong, hãy rút cục sạc ra khỏi ổ cắm để tránh lãng phí điện và đảm bảo an toàn cho gia đình. Nếu ổ điện này có công tắc, bạn cũng có thể tắt công tắc mà không cần rút cục sạc.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Tại sao người thông thái không để tủ lạnh trong bếp? Biết được lý do tôi đổi vị trí ngay
-
Ngâm ốc với bia, điều khó tin xảy ra, nhiều người tấm tắc khen ngợi
-
Có 5 thứ tuyệt đối không được để chung với điện thoại di động, ai không biết làm sai thì thiệt thân
-
Làm nem chua Thanh Hóa chuẩn vị cần nguyên liệu nào, gia vị gì?
-
Món ăn có Tỏi thắp hương được không, thực hư ra sao?