5 thực phẩm giàu dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho trẻ F0
Thịt nạc: Trong thịt nạc chứa nhiều các chất dinh dưỡng như protein – giúp duy trì và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Bạn có thể dễ dàng chế biến thịt nạc thành món chà bông để trẻ ăn kèm với cơm hoặc bánh mì, hoặc xào với các loại rau củ như súp lơ, hành tây, nấm,… để bữa ăn của ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thịt nạc như thịt bò, thịt lợn trong bữa ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho trẻ. Có như vậy bé mới nhanh chiến thắng bệnh tật và nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Hải sản có vỏ: Các loại động vật có vỏ có thể kể đến như cua, tôm, sò, ghẹ, trai,… là những món ăn ngon miệng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ bổ sung thêm canxi, sắt và những khoáng chất khác có tác dụng cực tốt trong việc giúp các tế bào miễn dịch thực hiện tốt chức năng của nó.
Khi cho trẻ ăn các món ăn từ động vật có vỏ, bạn cần lưu ý cách chế biến vì nếu chưa chín hẳn, trong thực phẩm có thể ẩn chứa các vi trùng và ký sinh trùng đường ruột. Có thể cho trẻ ăn tôm, cua, ghẹ nguyên con dạng hấp và luộc, hoặc nấu cùng với các loại cháo, mì,… cũng khiến trẻ rất thích thú. Những thực phẩm này giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng khiến bé chóng khỏi bệnh.
Trái cây thuộc họ có múi: Bao gồm các loại quả như bưởi, cam, quýt, chanh,… Trong các loại quả này chứa rất nhiều vitamin C vì giúp tăng sự sản xuất bạch cầu nên được coi như chìa khóa để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Vitamin C là nhóm chất bão hòa, tan trong nước nên không được dự trữ trong cơ thể, vì vậy việc bổ sung đều đặn hàng ngày là điều vô cùng cần thiết.
Bạn có thể thêm các loại trái cây trên vào khẩu phần ăn mỗi bữa cho trẻ. Ngoài ra, các loại trái cây khác như đu đủ, kiwi, lựu,… cũng rất giàu vitamin C và tốt cho sức khỏe của trẻ.
Rau lá xanh đậm: Trong thành phần dinh dương của những loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, súp lơ xanh, rau cải, rau ngót,… cung cấp dồi dào các chất vitamin C, carotene, protein và các loại khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt,… có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
Thêm vào đó, những loại rau này chúng còn hỗ trợ phòng chống được các bệnh truyền nhiễm và giúp bé phát triển một cách toàn diện.
Lưu ý: Khi chế biến các loại rau này mẹ nên làm chín rau bằng hơi sẽ giúp bảo toàn được dưỡng chất có trong rau và giữ được mùi vị của rau giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng khỏe mạnh.
Sữa chua: Thành phần chính của sữa chua có chứa probiotic – là vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa thực phẩm. Đồng thời, sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn còn có vai trò tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Mẹ hãy cho trẻ dùng sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ để lợi khuẩn phát triển tốt nhất hoặc vào thời điểm xế chiều giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tác giả: Min Min
-
Con 4 tháng bị tiêu chảy nặng, gặp bác sĩ mới biết nguyên nhân là từ người mẹ
-
Giáo sư Đại học top 1 châu Á chỉ ra 3 kiểu trẻ 'thông minh giả': Lớn lên tương lai không sáng sủa
-
2 loại rau đem xào chung với nhau thành “vị thuốc” bổ máu, tốt cho mắt lại ngon hơn thịt
-
Chờ con ngủ rồi xem điện thoại tới khuya, mẹ 27 tuổi qua đời giữa đêm: Hãy bỏ ngay thói quen tự hại mình
-
Sản phụ sinh xong kêu ngứa cổ họng muốn ho, bác sĩ biến sắc, vội vàng chuẩn bị cấp cứu