6 câu chuyện này người thông minh tuyệt đối không nói, kẻ hồ đồ mới luôn treo ở miệng

( PHUNUTODAY ) - 6 điều mà người khôn tuyệt đối tránh xa, không bao giờ động tới.

Tự ý phơi bày, vạch trần những chuyện riêng tư khó nói hoặc khuyết điểm cá nhân của người khác

Mỗi người đều có những giới hạn cấm kỵ riêng của mình. Những khuyết điểm hay vấn đề riêng tư là đề tài đáng lẽ không bao giờ được nhắc đến, nhất là cho mục đích ''đưa chuyện'' vì chúng gây ra cảm giác tổn thương, khó chịu, thậm chí là oán khí cho người trong cuộc.

Hơn nữa chúng cũng khiến người khác dễ dàng gắn cho bạn cái mác ''miệng rộng'' thích đưa chuyện.

Luôn nhắm đến sai lầm trong quá khứ

Khi bạn thiện ý khuyên nhủ người khác, đừng luôn miệng nhắc nhở về những sai lầm trong quá khứ của họ nếu không muốn kích thích tâm lý phản kháng, không muốn chấp nhận sự thật.

Vốn là thiện ý, nhưng do diễn đạt sai cách, cũng có thể trở thành ác ý. Dù là khen hay chê cũng cần có kỹ xảo, có thứ tự trước sau khiến đối phương sẵn lòng lắng nghe và tiếp nhận.

Công kích cá nhân trong các cuộc tranh luận

Một người trưởng thành và lý trí là phải biết cách luận sự mà không luận người, khi tranh luận bất cứ điều gì, chúng ta chỉ nên tập trung bàn bạc sự vật đang được đề cập tới. Chứ tuyệt đối không mượn vật chỉ người, lấy cái đó làm cớ để công kích cá nhân người khác.

Nếu không biết thể hiện đúng cách, cuộc tranh luận ban đầu sẽ trở thành cuộc cãi vã, tranh chấp cá nhân. Điều này khiến cho sự việc không được giải quyết, đồng thời ảnh hưởng đến quan hệ của đôi bên.

Nói chuyện quá thẳng thắn

Người xưa có câu: Lương ngôn nhất cú tam đong noãn, ác ngũ thương nhân lục nguyệt hàn. Có nghĩa là thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng.

Một người khôn ngoan trước khi nói điều gi đều sẽ uốn lưỡi 7 lần. Cần suy nghĩ kỹ càng đến cảm nhận của đối phương.

Ra vẻ cao thâm khó lường

Càng hiểu sâu sắc một vấn đề thì càng phải biết cách tổng kết, rút gọn lại cho thật đơn giản. Phàm là người thích ra vẻ thâm cao khó lường thì khi giao tiếp lại càng chứng tỏ trí tuệ nông cạn của mình mà thôi.

Ăn nói dài dòng

Người xưa dạy rồi: Nói dài, nói dai thành ra nói dại. bản lĩnh giao tiếp của một người sẽ được phần lớn thể hiện qua cách họ diễn đạt, lập luận cho một quan điểm có chặt chẽ hay là không. Người nào càng dài dòng thì càng khiến người nghe khó hiểu. Hãy nhớ chính sự cô đọng súc tích trong từng câu từng chữ sẽ giúp người khác nắm bắt trọng điểm tốt hơn.

Tác giả: Truy Nguyệt