6 đồ vật bạn tuyệt đối không cho người khác mượn, dù là người thân nhất

( PHUNUTODAY ) - Những món đồ dưới đây bạn không nên cho người khác mượn dù có thân tới mấy.

Chất khử mùi

Dù có là loại lăn khử mùi có tính kháng khuẩn thì bề mặt tiếp xúc với da vẫn có thể chứa vi khuẩn gây mùi và bạn hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm từ người khác nếu dùng chung.

Tốt nhất hãy sử dụng lăn khử mùi ngay sau khi tắm xong, lúc đó da của bạn vẫn còn khá sạch sẽ. Nếu không, trước tiên bạn hãy lau qua bằng khăn ẩm.

Son môi - son bóng

Các căn bệnh như Herpes môi (mụn rộp môi) có thể dễ dàng lây truyền qua việc dùng chung son môi hoặc son dưỡng. Ngay cả khi dấu hiệu không rõ ràng, virus vẫn có thể có mặt trong niêm mạc miệng và nước bọt. Hiện tại, không có phương pháp chữa trị hiệu quả 100% đối với bệnh mụn rộp này.

Nếu có dấu hiệu bị bệnh, hãy ngừng sử dụng son môi đã bị nhiễm khuẩn. Sau khi phát ban, bạn nên mua một bộ trang điểm mới để ngăn bệnh này trở lại.

Phụ kiện làm móng và mỹ phẩm

Bạn nên dùng riêng nhíp, dụng cụ cắt móng tay, dao cạo và các phụ kiện khác. Khi sử dụng thường xuyên, các dụng cụ này có thể gây ra một vài vết thương nhỏ và vô tình để lại những giọt máu trên bề mặt của chúng. Không chia sẻ chúng với bất cứ ai nếu bạn không muốn bị nhiễm herpes và nấm. Sau mỗi lần sử dụng, lau bề mặt của dụng cụ bằng cồn.

Khăn tắm

Đây cũng là thứ không nên dùng chung. Chức năng chính của mọi loại khăn là thấm nước trên bề mặt da, và chính vì thế nó có tiềm năng trở thành môi trường hoàn hảo để nuôi nấm mốc, vi khuẩn.

Khi mượn hoặc cho mượn khăn tắm, hãy đảm bảo rằng đó là cái khăn hoàn toàn mới, và được vệ sinh sạch sẽ ngay sau đó.

Tai nghe

Mỗi người chúng ta đều có một hệ vi sinh vật đặc trưng, tồn tại ổn định bên trong ráy tai. Chính vì vậy, mỗi khi bạn chia sẻ một bên tai nghe của mình để cùng nghe nhạc với người thân, các loại vi khuẩn theo ráy tai bám ở đầu tai nghe sẽ truyền sang người đó và phá vỡ sự ổn định của hệ vi sinh, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tai.

Bạn có thể làm sạch tai nghe bằng cách sử dụng tăm bông nhúng vào lượng hydrogen peroxide vừa phải để lau. Trong những trường hợp sử dụng thường xuyên, hãy nhớ lau tai nghe ít nhất mỗi tuần 1 lần.

Tác giả: Thạch Thảo