6 loại rau quả không nên dùng để ép nước
- Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những loại rau mà bạn không nên dùng để ép lấy nước. Loại rau này có lượng calo thấp, giàu vitamin C, K1, kali và mangan. Tuy nhiên, việc ép bông cải xanh sống để lấy nước uống sẽ làm lãng phí một lượng chất xơ lớn của loại rau này. Hơn nữa, uống nước ép bông cải xanh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn nao, buồn nôn.
- Rau cải xoăn, rau bina
Đây là hai loại rau được nhiều người sử dụng để ép nước uống. Tuy nhiên, chúng có hàm lượng oxalat cao. Đây là chất kháng dinh dưỡng. Tiêu thụ oxalat ở nồng độ cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chất này có thể phản ứng với canxi và làm hình thành sỏi ở thận.
- Quả bơ
Quả bơ là loại trái cây thích hợp để làm sinh tố hơn là làm nước ép. Bạn sẽ không thu được nhiều nước từ việc ép bơ.
- Dứa
Dứa có vị ngọt, mùi thơm hấp dẫn, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Ăn dứa có lợi cho sức khỏe nhưng bạn nên hạn chế sử dụng nước ép dứa. Việc ép dứa lấy nước sẽ làm lãng phí một lượng lớn các dưỡng chất có trong dứa, mất đi phần chất xơ quý giá và để lại rất nhiều đường. Uống nước ép dứa có thể khiến đường huyết tăng nhanh, mức insulin trong cơ thể phải tăng lên đáng kể. Tiêu thụ nhiều nước ép dứa trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.
- Cam, quýt còn nguyên vỏ
Một số người cho cam, quýt còn nguyên vỏ vào máy để ép lấy nước. Tuy nhiên, vỏ của các trái cây này chứa nhiều hợp chất có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó chứa nhiều tinh dầu, có thể gây ra vị đắng của đồ uống.
Tác dụng phụ của nước ép rau củ
- Ít chất xơ
Việc ép rau củ thành nước là bạn đã lãng phí phần lớn chất xơ trong những loại thực phẩm này. Trong khi đó, chất xơ có vai trò quan trọng đối với chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung chất xơ có tác dụng kiểm soát đường huyết, huyết áp, cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất xơ là phần vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa.
Nước ép không chứa nhiều chất xơ nên không thể dùng nó để thay thế cho các loại rau xanh, trái cây thường ngày.
- Làm tăng đường huyết
Người bị tiểu đường, bị một số bệnh lý khiến việc kiểm soát đường huyết kém nên thận trọng khi sử dụng các loại nước ép. Nước ép vốn chứa ít chất xơ và protein. Trong khi đó, đây là hai chất dinh dưỡng giúp cân bằng lượng đường trong máu.
Nước ép từ các loại rau có lượng carb thấp nên thường không ảnh hưởng đến đường huyết. Tuy nhiên, nước ép của các loại trái cây lại khác. Nó chứa một lượng đường tự nhiên lớn, lại không có chất xơ nên có thể làm tăng đường huyết.
- Có thể gây hại thận
Một số loại rau chứa axit oxalic hoặc oxalat là một kiểu kháng dinh dưỡng. Nó có thể liên kết với các khoáng chất trong thực phẩm, cản trợ việc hấp thụ khoáng chất của cơ thể.
Lượng oxalat tiêu thụ từ rau (còn nguyên cả phần chất xơ) thường không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước ép các loại rau cũ đã loại bỏ đi phần bã lại khác. Lượng oxalat trong nước ép thường cao. Nạp vào cơ thể một lượng lớn hợp chất này có thể gây ra tình trạng sỏi thận, về lâu dài có thể dẫn tới suy thận.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Loại cây được ví như "nữ hoàng e thẹn", mọc đầy ven đường, là thảo dược quý cực nhiều ở Việt Nam
-
5 loại quả ăn buổi tối tốt hơn buổi sáng, bổ sung dưỡng chất, giúp ngủ ngon
-
Loại cây có hương thơm đặc trưng: Vừa làm gia vị, vừa là ‘thần dược’ cho sức khoẻ
-
5 thực phẩm màu vàng tốt cho sức khỏe: Đi chợ nhìn thấy đừng bỏ qua
-
Tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên với nước dừa: 4 lợi ích không thể bỏ qua