6 loại thần dược "bổ hơn nhân sâm" đã tốt lại còn rẻ bèo: Đi chợ thấy nên mua ngay

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là 6 loại thần dược "bổ hơn nhâm sâm" vô cùng tốt cho sức khỏe lại có giá rẻ bèo bán đầy ngoài chợ ai cũng mua được.

Việt Nam là một trong những nước được thiên nhiên ưu đãi. Trên đất nước mình có rất nhiều thực phẩm đều rất rẻ, dễ mua, đồng thời lại vô cùng tốt cho sức khỏe được coi như thần dược, bổ hơn nhân sâm

1. Đậu bắp - nhân sâm xanh

Đậu bắp là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam, chế biến được nhiều món ăn khác nhau có tác dụng tốt với cơ thể. Đậu bắp được xem là một trong những loại thực phẩm ngon – bổ – rẻ được các bà nội trợ tin dùng.

Quả đậu bắp có chứa hàm lượng chất xơ rất cao, olate, pyridoxine, thiamin, vitamin C, A, K cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác. Chất xơ hòa tan pectin được phát hiện trong loại thực phẩm này còn có vai trò giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch thường gặp ở người cao tuổi, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Đậu bắp còn được coi là một loại collagen tự nhiên. Nếu bữa ăn thường xuyên xuất hiện đậu bắp sẽ giúp cải thiện làn da, chống lão hóa, đặc biệt tốt cho phụ nữ.

Tính năng nổi bật của đậu bắp chính là chất nhầy bên trong, người ta thường dùng nó để nấu các món súp. Nếu không thích súp, bạn có thể chế biến nó thành những món xào, luộc cũng rất dễ ăn.

2. Khiếm thực - nhân sâm trong nước

Khiếm thực nghe tên rất là nhưng nó lại quen thuộc, chính là hạt cây hoa súng, đây được ví như “nhân sâm dưới nước”.

Khiếm thực có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, như vitamin B1, B2, vitamin C, protein, canxi, photpho, sắt… Công dụng nổi bật của loại cây này là tăng cường khả năng hấp thụ của ruột non. Ngoài ra, hạt hoa súng còn được dùng để chữa các triệu chứng như tiêu chảy bụng đau… trị di tinh, bạch đới, đái rát, chủ trị thắt lưng, gối đau, ích tinh khí, cường chí, làm rõ tai, sáng mắt.

3. Chim cút – sâm động vật

Thịt chim cút rất giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu, có tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, bổ gân và xương, điều kinh bổ huyết, bổ gan và thận cùng nhiều công hiệu khác.

Chim cút còn được coi là bài thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi giải nhiệt, cứng gân cường cốt, tiêu sưng, giảm nhọt, bổ hư trừ bệnh, tác dụng ngang ngửa so với nhân sâm.

Chim cút làm thịt, bỏ ruột, rửa sạch, chặt miếng, nấu với gạo thành cháo (có thể thêm nhộng tằm), ăn hàng ngày là thuốc bổ cho trẻ em chữa cam tích, suy nhược, biếng ăn; cho người cao tuổi cơ thể yếu mệt, ăn không thấy ngon. Thịt chim cút ninh nhừ với hạt đậu ván trắng và gừng tươi chữa kiết lỵ, với ít đường và rượu lại có tác dụng nhuận phế, bổ khí, thông huyết, chữa viêm phế quản mạn tính.

Theo tài liệu nước ngoài, thịt chim cút (1 con) phối hợp với hoài Sơn (30 g), đảng sâm (15 g), hầm nhừ, ăn cả cái lẫn nước để chữa kém ăn, tỳ vị hư, với câu kỷ tử (30 g), đỗ trọng (10 g) trị đau lưng do thận hư, với bạch cập (10 g) trị ho ra máu.

4. Củ cải trắng – nhân sâm trắng

Củ cải trắng là món phổ biến trong mâm cơm người Việt, tuy nhiên ít ai biết được món ăn này lại mang lại lợi ích tuyệt với như thế. Củ cải trắng được ví như 'nhân sâm mùa đông', do có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh của con người.

Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…

Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn nước củ cải trắng nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính.

5. Giảo cổ lam – trà nhân sâm

Giảo cổ lam còn được biết đến với những mỹ danh như “sâm phương Nam”, “trà nhân sâm”, giảo cổ lam có tác dụng giảm cân, tăng lực, điều hòa huyết áp, bảo vệ gan, hạ mỡ máu, chống lão hóa.

Giảo cổ lam giúp xua tan mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già và nâng cao khả năng giải độc của gan.

6. Cá chạch – nhân sâm từ sông

Phần thịt cá có nhiều chất đạm, chất béo và các axit amin khác cần thiết cho sức khỏe con người như protit, lipit, canxi, phốt pho, sắt, gluxit, các vitamin B1, B2, PP và E. Với hàm lượng giá trị cao, cá trạch được giới Y học cổ truyền đánh giá cao về mặt dinh dưỡng cũng như công dụng chữa bệnh nhiều hơn các loại cá nước ngọt khác, mặc dù hàm lượng dinh dưỡng là tương đương nhau.

Trong Đông y, các chạch có vị ngọt, tính bình. Với những tính vị trên, loại nguyên liệu này được ví như một “nhân sâm nước” quý, có tác dụng bổ khí huyết, thanh nhiệt, trừ thấp, tráng dương, trị vàng da. Với cá chạch, không thể sử dụng để sắc lấy thuốc uống hoặc tán thành bột mịn để sử dụng như các loại cây cỏ thuốc nam, mà chỉ sử dụng để chữa bệnh dưới dạng các món ăn. Ngoài ra, theo dân gian, phần nhớt cá cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu độc.

Chính vì những thành phần có lợi trong cá chạch, loại cá này được xem là vị thuốc “thần dược” của các chứng bệnh yếu sinh lý ở Nam giới như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh chậm, giảm sự khoái cảm trong tình dục.

Ngoài công dụng chữa bệnh yếu sinh lý, những món ăn từ cá chạch còn có tác dụng chữa một số bệnh lý khác được dân gian áp dụng điều trị như: suy thận mãn tính, suy gan mãn tính, suy nhược cơ thể, bệnh viêm gan, vàng da, mụn nhọt, lở loét,…

Tác giả: Vũ Thêm