6 sai lầm nguy hiểm khi uống nước dừa mà nhiều người không biết, đặc biệt là điều số 3

( PHUNUTODAY ) - Nước dừa có vị ngọt, mát, lành tính nhưng nếu không uống đúng cách có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe

Không nên uống vào buổi tối

Nước dừa có tính hàn, uống vào buổi tối có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là khi uống chung với đá hoặc nước dừa đã để lạnh.

Không nên uống nước dừa thường xuyên

Nước dừa chứa nhiều calo. Uống 2 quả dừa tương đương với nửa bát cơm (chứa khoảng 140 kcal). Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút mới đốt cháy hết lượng calo này. Do đó, nếu đang trong chế độ giảm cân, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi uống loại nước này. Mỗi ngày cũng không nên uống quá 1-2 quả để tránh gây thừa cân.

Trẻ 6 tháng trở lên mới được uống nước dừa

Mặc dù nước dừa khá lành tính nhưng đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng. Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt, uống nhiều nước dừa sẽ khiến trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Nên bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng dần.

Phụ nữ mới mang thai không nên uống nước dừa

Phụ nữ thường uống nước dừa trong thai kỳ để con sinh ra trắng trẻo, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nước dứa chứa hàm lượng chất béo cao, gây khó tiêu, làm trầm trọng hơn các triệu chứng ốm ngón ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Do đó, nếu mới ở giai đoạn đầu của thai kỳ, phụ nữ không nên uống quá nhiều nước dừa.

Ngoài ra, nước dừa có tính giải nhiệt, làm mát, gây mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Những điều này đều không tốt với người mang thai tháng đầu, dễ gây sảy thai. 

Người béo phì không nên uống nước dừa

Như đã nói ở trên, nước dừa chứa nhiều chất béo, hàm lượng calo cao do đó những người béo phì, thừa cân tốt nhất không nên sử dụng loại nước này.

Người bệnh thận hạn chế uống nước dừa

Người bị bệnh thận, phù ứ nước trong cơ thể nên tránh sử dụng loại nước này vì nó hiện tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tác giả: Thanh Huyền