6 thực phẩm nhiều người thích ăn nhưng là ổ ký sinh trùng, cần lưu ý khi chế biến

( PHUNUTODAY ) - Những thực phẩm này có khả năng nhiễm ký sinh trùng cao. Chúng ta cần lưu ý sơ chế kỹ và nấu thực phẩm chín kỹ trước khi ăn để loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh.

Tôm

Tôm là loại sinh vật có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao do chúng thường sinh trưởng ở các hồ, suối nước ngọt dễ bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và môi trường nuôi. Tôm thường nhiễm sán lá phổi, giun tròn đường ruột.

Vì vậy, trước khi ăn tôm, chúng ta phải sơ chế, rửa chúng thật sạch và đem nấu chín ở nhiệt độ cao.

Lươn đồng

Lươn đồng là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm có khả năng nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là dễ nhiễm giun móc, sán dây.

Vào mùa sinh sản của ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Tất cả các loại lươn đều có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là lươn vàng.

Cũng giống như tôm, chúng ta cần sơ chế và nấu chín lươn trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

Hàu

Hàu là thực phẩm giàu đạm, ít chất béo, giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Hàu cũng rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng như sán lá gan... Ăn hàu sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cho con người.

Vì vậy, trước khi ăn hàu cần phải đảm bảo thịt hàu được làm sạch và nấu chín.

Ốc

Đa số các loại ốc đều sống trong môi trường ao hồ đầm lầy nước đọng nên rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng.

Loại ký sinh trùng thường thấy ở ốc là sán lá gan và leptospira, ấu trùng giun tròn ống Angiostrongylus cantonensis.

Các loại ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra đau đầu, sốt, cứng cổ.. Nó cũng có thể xâm nhập lên não gây ra viêm màng não, thậm chí là mất trí nhớ...

Vì vậy, trước khi ăn, cần phải nấu ốc chín kỹ.

Gỏi cá

Gỏi cá là món cá sống được nhiều người yêu thích vì có hương vị tươi ngon. Tuy nhiên, cá sống chứa nhiều ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan. Loài ký sinh này khi đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng xâm nhập vào gan và túi mật, phá hủy các bộ phận này.

Khi phát bệnh, cơ thể sẽ có dấu hiệu đau nhức, đầy hơi, đau bụng.

Thịt bò sống, thịt bò tái

Thịt bò thường có chứa ký sinh trùng sán dây có màu trắng đục, thân dẹt phẳng, nhiều đốt. Loài ký sinh trùng này có thể dài từ 4-8 mét.

Ăn thịt bò sống, tái sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Khi người ăn phải thịt bò bị nhiễm sán dây nhưng chưa được nấu chín kỹ, sán sẽ đi vào cơ thể, bám vào niêm mạc đường ruột ở phần trên hỗng tràng và hút chất dinh dưỡng.

Sán dây sẽ chiếm thức ăn và làm cơ thể suy yếu, gây ra tổn thương ở ruột, làm viêm ruột, rối loạn tiêu hóa...

Sán dây còn có thể bò lung tung trong dạ dày gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn...

Một số trường hợp nhiễm sán dây nặng còn có triệu chứng sụt cân, chóng mặt, đau đầu, thiếu máu, hạ huyết áp... Lâu ngày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tác giả: Thanh Huyền