7 CÂU HỎI quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua khi ĐI KHÁM THAI

( PHUNUTODAY ) - Vì mỗi mẹ bầu thì thể trạng lại khác nhau, nên chế độ ăn, dinh dưỡng hay các hoạt động khác liên quan đến thai kỳ,...cần được theo dõi và tư vấn một cách cá nhân. Dưới đay là những câu hỏi các mẹ cần chú ý hỏi bác sĩ mỗi lần đi khám thai nhé

 1. Làm cách nào để đỡ mệt mỏi khi mang thai?

Nhiều mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi khi mang thai, khó tập trung công việc hay bị choáng, chóng mặt mỗi lúc vận động. Đây là điều hết sức bình thường của bất kì phụ nữ mang thai nào vì cơ thể mẹ gần như phải “vắt kiệt sức” để nuôi dưỡng thai nhi. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên nhờ các bác sĩ tư vấn cụ thế hoặc mẹ nên thiết lập một chế độ nghỉ ngơi hợp lý đồng thời tuân thủ một vài nguyên tắc sau đây:

  • Ngủ đủ 8 tiếng, cố gắng chợp mắt khoảng 15 phút vào giữa trưa.
  • Tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái, để tránh chèn ép các mạch máu lớn có vai trò vận chuyển dưỡng chất nuôi thai nhi.
  • Hãy thư giãn khi cản thấy mệt mỏi, tránh để bản thân bị stress.

2. Mẹ bầu nên đi khám bao nhiêu lần trước khi sinh?

Khi đến bệnh viện sẽ có rất nhiều bác sĩ phụ trách khám thai. Đó là lý do tại sao các mẹ chỉ nên lựa chọn một bác sĩ mà mình cảm thấy tin tưởng nhất để chăm sóc và tư vấn cho các mẹ trong suốt quá trình mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai đều đi khám định kỳ tại bệnh viện 10 đến 15 lần trước khi sinh.Thông thường, phụ nữ mang thai thường đến bác sĩ mỗi tháng một lần trong hai kỳ đầu của tam cá nguyệt. Nghĩa là các mẹ sẽ đến khám bác sĩ mỗi tháng một lần trong suốt khoảng thời gian từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 6. Đặc biệt, từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 36, các mẹ nên đến bác sĩ khám thai hai tuần một lần và sau đó là mỗi tuần một lần cho đến khi sinh bé.

3. Ăn uống thế nào khi mang bầu? 

Các mẹ cần phải tuân theo một chế độ ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết hãy tránh xa các loại thực phẩm độc hại và ô nhiễm. Việc mang thai có thể đòi hỏi các mẹ phải được cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu như vitamins hay folate,... Hoặc nếu các mẹ mắc các chứng như tiểu đường thai kỳ hay thiếu máu, thì trong thực đơn cần phải có sự điều chỉnh và bổ sung nhất định. Lên kế hoạch ăn uống phù hợp và tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ là những việc đáng phải lưu tâm.

4. Mang bầu nên rèn luyện thể chất ra sao?

Các bài tập thể chất là cách tuyệt vời để giữ gìn và cân bằng sức khỏe cho cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, các mẹ trước tiên cần phải tư vấn bác sĩ. Trong khi bơi lội và đi bộ nhìn chung được coi là an toàn với thai nhi, một số loại hình vận động khác như yoga, aerobics hay gym chỉ có thể được thực hiện dưới sự tư vấn của chuyên gia. Chế độ tập luyện cần phải khớp với tam cá nguyệt cũng như thể trạng của mẹ bầu. Nếu mẹ bị mắc các chứng hen suyễn, xuất huyết hay các vấn đề với cổ tử cung, cần tránh tập những bài tập nặng. Tóm lại, các hoặt động thể chất của mẹ bầu luôn phải đặt dưới sự giám sát của bác sĩ sản phụ khoa.

5. Ăn nhiều trứng gà tốt không?

Trong lòng đỏ trứng có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, phospho, kali, chất béo, cholin, sắt, canxi, đặc biệt là axit folic và omega 3. Các nguồn dinh dưỡng trên rất cần thiết cho nhu cầu của mẹ bầu. Các mẹ nên ăn trứng trong quá trình mang thai để con mình được phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn một quả trứng và ăn xen kẽ với những loại rau, củ quả, thịt, cá khác. Đối với những mẹ bầu bị cao huyết áp, béo phì nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng ăn trứng phù hợp trong thai kì nhé.

6. "Yêu" khi mang thai có an toàn không?

Đừng ngần ngại mà hãy làm rõ với bác sĩ xem vấn đề giường chiếu có phải sự lựa chọn an toàn cho mẹ bầu hay không. Thực chất, các hoạt động quan hệ đều được cho là an toàn và thậm chí hormone sản sinh khi mang thai còn kích thích ham muốn được gần gũi của mẹ, nhưng nếu mẹ bị chứng đa thai, chảy máu âm đạo hay gặp vấn đề với nhau thai, tốt nhất hãy tránh các hoạt động giường chiếu. Hãy tư vấn bác sĩ sản khoa để có thêm thông tin chi tiết.

 7. Mẹ bầu cần được tiêm những loại vaccine nào?

Một số loại kháng thể cần được tiêm chủng khi mang thai như vaccine phòng cúm hay vaccine Tdap giúp bảo vệ cơ thể mẹ và bé khỏi các biến chứng có thể gây ra bởi virus. Nhưng các mẹ nên tuyệt đối tránh các loại vaccine có thể chứa virus hoạt tính. Tốt nhất, các mẹ hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi lên lịch chích ngừa.

8. Có được xoa bụng khi mang thai?

Động tác xoa bụng quá nhiều sẽ dẫn đến sự kích thích những cơn co thắt tử cung, dễ dẫn đến tụt thai, sảy thai, hoặc sinh non. Tuy nhiên nếu biết cách xoa bụng bầu thì đó lại là một phương pháp thai giáo cực kì hiệu quả. Từ thời điểm thai nhi tuần thứ 18 – 20, khi bé đã biết máy trong bụng mẹ, mẹ có thể vuốt ve bụng bầu bằng cách dùng ngón tay vuốt nhẹ thành bụng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Mỗi lần chỉ nên vuốt không quá 10 phút, từ 1 – 2 lần/ngày. Khi vuốt, cần tránh những động tác mạnh bằng cả lòng bàn tay.

Nếu mẹ cảm thấy những cơn co bất thường thì cần đến ngay bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời. Tại đây bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hợp lý giúp mẹ chăm sóc thai nhi đúng cách.

Xem thêm:

Những LỢI ÍCH vàng khi cho trẻ NGỦ TRƯỚC 9 GIỜ tối

6 loại rau gây SẢY THAI hàng đầu ở bà bầu

Bà bầu NÊN ĂN bao nhiêu TRỨNG GÀ là đủ?