Tuyệt đối không dùng từ ngữ phủ định
Khi cãi nhau với chồng, bạn tuyệt đối không nên dùng từ ngữ : “ anh trước giờ chưa từng quan tâm tới con cái” hay “ anh luôn quên những chuyện quan trọng là lời nói mào đầu châm ngòi cho cuộc cãi vã. Điều này sẽ khiến người chồng cảm thấy rằng những công lao của họ bị phủ nhận hoàn toàn, có nghĩa là bao công lao họ xây đắp cho gia đình này từ trước tới nay chưa bao giờ được công nhận.
Đặc biệt điều tối kị là tuyệt đối không được đem bạn đời của mình đi so sánh với người khác, hoặc đánh giá một cách tiêu cực về họ cũng là những việc cần tránh. Vì bạn làm như vậy nó dễ dàng xóa đi cuộc sống hòa thuận và sự cố gắng vun vén gia đình càng làm cho chồng bạn có cơ hội để tìm đến người khác hơn.
Không mang "phụ huynh" vào
Đôi khi các cặp đôi vô tình hay cố ý, trong lúc cãi nhau thường "lôi" người lớn vào các cuộc cãi vả, tranh luận. Khi nói xong, nếu bạn có quên thì nửa kia của bạn vẫn còn nhớ mãi, và nếu có hàn gắn lại được thì nó giống như một "vết sẹo" đã in sâu vào bộ não của người ấy rồi.
Chính vì vậy, bạn đừng dại mà "lôi" người lớn vào các cuộc tranh luận, cãi nhau nhé, nếu không muốn xa nhau mãi mãi.
Không nhắc lại chuyện cũ
Chuyện cũ đã qua, đừng có mỗi lần cãi nhau lại mang chuyện cũ ra nhiếc móc. Người ta đã biết lỗi rồi, thời gian cũng đã qua đi rồi, bạn có thể để mọi thứ chìm sâu vào quên lãng được rồi đấy.
Không nói không thành có
Nhất là những người phụ nữ nội trợ họ thường có tâm thế trong sự tự ti khi hàng ngày ở nhà đầu tắt mặt tối chăm lo gia đình, dọn dẹp nhà cửa, còn chồng cô ấy thì ăn mặc chỉnh tề và tiếp xúc với biết bao cô gái đẹp. chính sự tự ti làm đó tới khi cãi nhau họ sẽ nói những lời giận dỗi như: “em có làm gì để anh thuận mắt được, em chả bằng ai cả” thái độ đó sẽ khiến cuộc cãi vã rất căng thẳng chồng bạn cũng rất khó chịu vì anh ấy có khi nào lại nghĩ về bạn như vậy. Người đàn ông không muốn nghe những câu nói ấy, điều họ muốn là những câu nói khích lệ, những lời động viên mới là điều mà họ mong đợi.
Không dọa chia tay
Hãy cẩn thận với những lời nói mà bạn thốt ra sau khi cãi nhau. Bạn có thể gọi tên và chửi mắng người khác, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bắt đầu đe dọa chia tay với chồng. Những lời nói chua chát này sẽ in sâu trong tâm trí anh ấy sau khi hai bạn làm hòa. Nếu không đấu tranh được với lý trí thì anh ta sẽ chấp nhận sự đe dọa của bạn và sẽ chia tay.
Không nói chuyện giữa chừng rồi bỏ đi
Một kịch bản điển hình thường xảy ra giữa các cặp vợ chồng trong cuộc chiến đó là một trong hai người có xu hướng nói chuyện nửa chừng rồi bỏ đi, đôi khi chỉ vì muốn để đối phương nguôi giận. Đây có thể là phương pháp tốt để bày tỏ sự tức giận của bạn nhưng nó có thể phá hủy mối quan hệ với mức độ trầm trọng.
Chuyên viên tâm lí khuyên các đôi khi cãi nhau, đừng quan tâm đến việc bạn phải chịu sự cay đắng như thế nào, hãy cho cuộc nói chuyện một lối thoát. Hãy trở nên lịch sự và giữ những phép xã giao cơ bản để cho nhau cơ hội nói chuyện.
Không lôi người thứ ba vào câu chuyện
Nếu xảy ra cãi nhau cũng là do những mâu thuẫn trong đời sống gia đình của hai người. Tránh dùng những câu như “đám bạn của anh chẳng ai ra gì cả lúc cần tiền thì nhanh lắm; khi mua căn nhà này bố mẹ anh có hỏi han gì không?,…” chính bởi những lời nói này vô tình biến người đàn ông trở thành kẻ bị động, thiếu chính kiến. Khi bạn lôi kéo người khác vào cuộc càng làm cho cuộc khẩu chiến trở nên nghiêm trọng gay gắt hơn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
10 kiểu người có phúc báo tốt, dễ gặp quý nhân và tài vận cực tốt trong cuộc đời
-
Hành động cực nhỏ thể hiện sự tôn trọng người khác và trí tuệ của bản thân
-
Đức Phật lý giải vì sao người khác thì giàu mà bạn cứ mãi nghèo khó
-
Dù giàu hay nghèo, sang hay hèn cũng nên đọc bài viết này, đừng bỏ qua… rồi tiếc!
-
Lời Phật dạy dành cho những người lận đận, lâm cảnh bần hàn, nghèo khó!